Người từng bị kết án về tội bạo loạn thì có được làm việc trong các cơ quan nhà nước hay không?
Người từng phạm tội bạo loạn thì có được làm việc trong các cơ quan nhà nước hay không?
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm:
1) Tội phản bội Tổ quốc;
2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
3) Tội gián điệp;
4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;
5) Tội bạo loạn;
6) Tội hoạt động phỉ;
7) Tội khủng bố;
8) Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết;
10) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
11) Tội phá rối an ninh;
12) Tội chống phá trại giam;
13) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tước một số quyền công dân như sau:
Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Và, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia cụ thể như sau như sau:
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định nêu trện thì người từng phạm tội bạo loạn bị tước một hoặc một số quyền theo quy định nêu trên, trong đó có quyền được làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Người từng bị kết án về tội bạo loạn thì có được làm việc trong các cơ quan nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Người phạm tội bạo loạn có thể bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội bạo loạn như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người kêu gọi tổ chức bạo loạn có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình hoặc chung thân, người tham gia bạo loạn hoặc giúp đỡ sẽ bị kết án từ 05 - 15 năm tù.
Kể cả người chuẩn bị phạm tội mà chưa thực hiện nhưng có bằng chứng kết tội thì cũng bị truy cứu đến 5 năm.
Pháp nhân thương mại có thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bạo loạn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:
Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.”.
...
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tội bạo loạn được quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự 2015. Do đó, tội này không thuộc phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội bạo loạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?