Người từng làm công việc hỗ trợ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Người đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Người đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp còn nhu cầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ nêu trên trước ngày Nghị định này có hiệu lực;
b) Được tính trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Theo đó, người đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp còn nhu cầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
- Đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ dưới đây trước ngày 22/2/2023.
+ Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
+ Những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.
+ Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
- Được tính trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đã thôi thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ dưới đây trước ngày 22/2/2023:
+ Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
+ Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
+ Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Người đã từng làm công việc hỗ trợ, phục vụ được hưởng chế độ tinh giản biên chế đối với công chức và chuyển sang ký hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Đối tượng tinh giản biên chế được hưởng những chính sách nào?
Căn cứ theo Chương 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định các chính sách được hưởng khi tinh giản biên chế bao gồm:
- Chính sách về hưu trước tuổi
- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
- Chính sách thôi việc
- Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Những người được tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở lại đây, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu do đơn vị sự nghiệp tuyển dụng thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đó.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3, 6 Điều 6 Nghị định này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập, hội.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP được bố trí từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Căn cứ Đề án tinh giản biên chế của Bộ, ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm hiện hành và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm kế hoạch, các Bộ, ngành xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành.
6. Căn cứ Đề án tinh giản biên chế của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm hiện hành và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm kế hoạch, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch, tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được áp dụng theo quy định trên.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?