Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi đích danh trong những trường hợp nào?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp nào?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh có thể nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi ở đâu?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp nào?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi đích danh trong những trường hợp nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Chiếu theo quy định này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:
(1) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
(2) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
(3) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
(4) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo quy định này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
(3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
(4) Có tư cách đạo đức tốt.
Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận nuôi con nuôi phải không thuộc các trường hợp cấm nhận con nuôi quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh có thể nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi ở đâu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh có thể nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi trực tiếp tại Cục Con nuôi.
Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhận con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?