Việc giao nhận con nuôi trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi có phải lập biên bản?
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam có được ưu tiên trong việc lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em?
- Hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam phải nộp ở cơ quan nào?
- Việc giao nhận con nuôi trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi có phải lập biên bản?
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam có được ưu tiên trong việc lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em?
Theo Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau:
Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Chiếu theo quy định này thì người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là đối tượng được ưu tiên thứ 3 trong các đối tượng được lựa chọn để chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Việc giao nhận con nuôi trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi có phải lập biên bản? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam phải nộp ở cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi như sau:
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
1. Quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
2. Hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.
Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Theo đó, hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Việc giao nhận con nuôi trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi có phải lập biên bản?
Theo khoản 4 Điều 41 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi như sau:
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
....
4. Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.
Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Theo đó, việc giao nhận con nuôi trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhận con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?