Nguồn nước được chia theo từng chức năng cụ thể nào? Trường hợp xảy ra ô nhiễm nguồn nước thì việc xác định nguồn nước dự phòng được quy định ra sao?

Tôi muốn hỏi nếu nhu cầu sử dụng nước quá mức vậy pháp luật có quy định việc dự báo nhu cầu sử dụng nước của từng cá nhân, tổ chức không? Ngoài ra nguồn nước được chia theo từng chức năng cụ thể nào? Nếu xảy ra ô nhiễm nguồn nước thì nguồn nước dự phòng được quy định ra sao?

Pháp luật quy định việc dự báo nhu cầu sử dụng nước

Căn cứ Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-BTNMT quy định dự báo nhu cầu sử dụng nước như sau:

Việc dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước được thực hiện như sau:

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác (nếu có) trong trường hợp đã có số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng này.

- Trường hợp chưa có số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này, việc dự báo nhu cầu sử dụng nước được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sử dụng nước và các số liệu hiện trạng, định hướng phát triển về dân số, diện tích cây trồng, số lượng vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản, các chỉ số phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các số liệu, dữ liệu có liên quan khác trên lưu vực sông (nếu có).

- So sánh nhu cầu sử dụng nước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này với hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này để phục vụ phân bổ nguồn nước và đề xuất các giải pháp phân bổ nguồn nước.

- Tổng hợp kết quả, xây dựng báo cáo dự báo nhu cầu sử dụng nước.

Nguồn nước được chia theo từng chức năng cụ thể nào?

Tại Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-BTNMT quy định phân vùng chức năng của nguồn nước như sau:

- Chức năng của nguồn nước là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước, gồm các mục đích sử dụng nước sau:

+ Sinh hoạt;

+ Sản xuất nông nghiệp;

+ Nuôi trồng thủy sản;

+ Thủy điện;

+ Sản xuất công nghiệp;

+ Giao thông thủy;

+ Các mục đích khác (nếu có).

- Việc phân vùng chức năng của nguồn nước được thực hiện trên cơ sở phân đoạn sông, xác định chức năng của đoạn sông, xác định chức năng của hồ chứa và phân vùng mặn, nhạt của nước dưới đất. Việc phân đoạn sông được thực hiện trong kỳ quy hoạch và ưu tiên lựa chọn các đoạn sông chảy qua khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử và đoạn sông khai thác nước phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

- Đối với các sông đã được phân đoạn theo quy định hiện hành thì kế thừa kết quả phân đoạn sông để lập quy hoạch. Trường hợp sông chưa được phân đoạn thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 76/2017/TT- BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ.

- Việc xác định chức năng của đoạn sông, hồ chứa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:

+ Kế thừa các đoạn sông, hồ chứa đã xác định chức năng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định;

+ Đối với đoạn sông, hồ chứa không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì việc xác định chức năng của đoạn sông, hồ chứa căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước thực tế của đoạn sông, hồ chứa, yêu cầu của các mục đích sử dụng nước trong kỳ quy hoạch và phải bảo đảm tính hệ thống về chất lượng nước từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Trường hợp đoạn sông, hồ chứa có nhiều chức năng khác nhau thì lựa chọn chức năng cho mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất để lập quy hoạch.

- Tổng hợp kết quả phân vùng chức năng nguồn nước:

+ Đối với chức năng nguồn nước mặt, kết quả tổng hợp phải thể hiện rõ tên đoạn sông, vị trí điểm đầu, điểm cuối, chiều dài; tên hồ chứa, vị trí và chức năng được xác định của đoạn sông, hồ chứa trong kỳ quy hoạch;

+ Đối với việc phân vùng mặn, nhạt nước dưới đất, kết quả tổng hợp phải thể hiện rõ diện phân bố, chiều sâu phân bố mặn, nhạt, kèm theo sơ đồ phân bố mặn, nhạt các tầng chứa nước.

Phân vùng chức năng của nguồn nước

Nếu xảy ra ô nhiễm nguồn nước thì nguồn nước dự phòng được quy định ra sao?

Tại Điều 22 Thông tư 04/2020/TT-BTNMT quy định xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước như sau:

- Xác định, lựa chọn nguồn nước, vị trí nguồn nước bảo đảm phù hợp để dự phòng cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư có nguy cơ xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

- Lượng nước dự phòng, thời gian dự phòng theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư này.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định lựa chọn một nguồn nước làm nguồn nước dự phòng nếu có trường hợp nguồn nước khác bị ô nhiễm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn nước

Lê Trần Quang Nhật

Nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nguồn nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào