Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP được xác định dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được mua sắm, đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.
+ Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng/dự toán chi tiết/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
+ Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
++ Giá trị thẩm tra quyết toán; giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán;
++ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B;
++ Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).
+ Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận theo quyết định giao, điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền từ ngày Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào nguyên giá, giá trị còn lại ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển.
+ Riêng trường hợp giao tài sản hiện có cho cơ quan quản lý tài sản theo quy định tại Chương II Nghị định 44/2024/NĐ-CP mà giá trị tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì sau khi tiếp nhận, cơ quan quản lý tài sản phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý/tạm quản lý căn cứ vào:
+ Nguồn gốc hình thành tài sản;
+ Các hồ sơ có liên quan để xác định nguyên giá;
+ Giá trị còn lại của tài sản theo quy định tương ứng.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì tùy theo nguồn gốc và thời điểm đưa vào sử dụng, giá trị ghi sổ kế toán được xác định tương ứng theo quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì việc xác định giá trị để ghi sổ kế toán thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Sử dụng giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
5. Giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Nghị định này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (hoặc kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện công tác kế toán quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2024/NĐ-CP) theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?