Nguyên tắc quản lý biên chế của hệ thống chính trị được quy định thế nào? Ban Chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có những trách nhiệm gì?
Nguyên tắc quản lý biên chế của hệ thống chính trị được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về nguyên tắc quản lý biên chế như sau:
Nguyên tắc quản lý biên chế
1. Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.
3. Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.
4. Tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế. Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.
Theo đó, việc quản lý biên chế của hệ thống chính trị được thực hiện những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó, Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Và tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế.
Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.
Quản lý biên chế của hệ thống chính trị (Hình từ Internet)
Quản lý biên chế của hệ thống chính trị bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 3 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về nội dung quản lý biên chế như sau:
Nội dung quản lý biên chế
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế.
2. Quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý.
3. Phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Theo quy định trên, nội dung quản lý biên chế gồm ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế, quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý.
Đồng thời việc phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước cũng là một trong những nội dung của quản lý biên chế.
Ban Chỉ đạo trung ương về quản lý biên chế có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 5 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế như sau:
Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế
1. Tham mưu Bộ Chính trị về chủ trương, quy định, nhiệm vụ, giải pháp quản lý biên chế; tổng biên chế, biên chế dự phòng của hệ thống chính trị.
2. Chỉ đạo việc triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, quy định, quyết định của Bộ Chính trị về biên chế của hệ thống chính trị.
3. Xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng theo ủy quyền của Bộ Chính trị.
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế có trách nhiệm tham mưu Bộ Chính trị về chủ trương, quy định, nhiệm vụ, giải pháp quản lý biên chế; tổng biên chế, biên chế dự phòng của hệ thống chính trị.
Đồng thời chỉ đạo việc triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, quy định, quyết định của Bộ Chính trị về biên chế của hệ thống chính trị. Và xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng theo ủy quyền của Bộ Chính trị.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống chính trị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?