Nguyên tắc xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Nguyên tắc xác định chi phí xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BXD quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và xác định chi phí đầu tư xây dựng
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc các công trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, quy mô thực hiện và ngân sách của địa phương.
2. Nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng phải theo đúng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và phù hợp với cơ chế đặc thù của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
3. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, kế hoạch thực hiện dự án. Việc thiết kế, thi công xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong đầu tư xây dựng công trình, giám sát thi công; ưu tiên việc sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, vật liệu, nhân công, máy tại địa phương; đảm bảo minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả và giành tối đa nguồn kinh phí cho xây dựng công trình.
Theo quy định trên, chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng hạng mục và phải đảm bảo các nguyên tăc về việc xác định chi phí đầu tư do pháp luật quy định.
Nguyên tắc xác định chi phí xây dựng được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BXD quy định về chi phí xây dựng như sau:
Dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
1. Chi phí xây dựng
a) Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình được lập cho các công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình. Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí xây dựng xác định theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
b) Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức đã được ban hành và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình hoặc áp dụng hệ thống đơn giá xây dựng do cấp có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định chi phí xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với phần khối lượng do người dân tự làm sử dụng nhân công, vật tư, vật liệu khai thác tại chỗ, khối lượng của những hạng mục công trình sử dụng kinh phí đóng góp của dân thì không tính chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng trong chi phí gián tiếp; thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng trong dự toán.
Theo quy định này, không phải công trình xây dựng nào cũng cần lập chi phí xây dựng, mà chỉ các chi phí xây dựng của công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình sẽ là đối tượng cần lập dự toán chi phí xây dựng.
Nguyên tắc thực hiện thẩm định dự toán công trình được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về việc thẩm tra, thẩm định dự toán xây dựng công trình như sau:
- Việc thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện đồng thời với việc thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thẩm quyền thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 83a được bổ sung vào mục 2 Chương IV Luật Xây dựng 2014 bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, gồm:
+ Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định với các nội dung và yêu cầu của dự án;
+ Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; về việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng.
- Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, gồm:
+ Sự đầy đủ của hồ sơ dự toán xây dựng công trình thẩm định; kiểm tra kết quả thẩm tra dự toán xây dựng công trình của tổ chức tư vấn (nếu có);
+ Kết quả hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình (nếu có) theo kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các trường hợp dự toán xây dựng công trình được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có) và các ý kiến giải trình;
+ Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế;
+ Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường;
+ Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định;
+ Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công không thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và các điểm a, b, c, d, đ khoản này.
- Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP:
+ Đối với các công trình xây dựng thuộc dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công: cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP;
+ Đối với các công trình xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công thuộc dự án PPP: chủ đầu tư thẩm định theo nội dung quy định tại các khoản 3, 4 Điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP.
- Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
+ Trường hợp dự toán các chi phí này đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng, chủ đầu tư xem xét quyết định việc chuẩn xác lại nếu cần thiết.
+ Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Việc thẩm tra phục vụ thẩm định dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Chi phí cho tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định được trích từ phí, chi phí thẩm định dự toán xây dựng.
- Bộ Xây dựng quy định chi phí thẩm tra dự toán xây dựng và Bộ Tài chính quy định phí thẩm định dự toán xây dựng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự toán xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?