Nhà đầu tư được quyền dùng tài khoản ký quỹ bù trừ để thanh toán cho các giao dịch chứng khoán của mình hay không?
Nhà đầu tư được quyền dùng tài khoản ký quỹ bù trừ để thanh toán cho các giao dịch chứng khoán của mình hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 119/2020/TT-BTC, tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư;
- Nhận hoặc thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, nhận thanh toán lãi tiền gửi ngân hàng theo mức lãi suất thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và ngân hàng quản lý tài khoản;
- Nhận hoặc chuyển giao chứng khoán vào ngày thanh toán, nhận quyền và lợi ích phát sinh đối với chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ theo hướng dẫn tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Do đó, có thể thấy nhà đầu tư được phép dùng tài khoản ký quỹ bù trừ của mình để thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, đồng thời thanh toán các khoản lãi tiền gửi ngân hàng theo mức lãi suất thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và ngân hàng quản lý tài khoản.
Ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quản lý tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 119/2020/TT-BTC, tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư được quy định như sau:
- Thành viên bù trừ mở cho nhà đầu tư tài khoản ký quỹ bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư theo nguyên tắc ứng với mỗi tài khoản giao dịch nhà đầu tư được mở 01 tài khoản ký quỹ bù trừ. Công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ và khách hàng của mình phải mở tài khoản ký quỹ bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán tại một thành viên bù trừ chung trên cơ sở hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán giữa công ty chứng khoán và thành viên bù trừ chung.
Trường hợp nhà đầu tư có tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ, nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản ký quỹ bù trừ tại cùng một công ty chứng khoán là thành viên bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Trường hợp tài sản ký quỹ bù trừ là tiền, thành viên bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi đứng tên thành viên bù trừ tại ngân hàng để thực hiện ký quỹ bù trừ và quản lý tách biệt tiền gửi để thực hiện ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư. Trường hợp tài sản ký quỹ bù trừ là chứng khoán, thành viên bù trừ quản lý chứng khoán ngay trên tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Nhà đầu tư cần có tài sản ký quỹ bù trừ trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 119/2020/TT-BTC, hoạt động ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư được quy định như sau:
- Trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư phải có đầy đủ tài sản ký quỹ bù trừ theo yêu cầu của thành viên bù trừ, quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch chứng khoán dự kiến thực hiện. Việc ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư được thực hiện bằng tiền, chứng khoán của chính nhà đầu tư. Chứng khoán ký quỹ bù trừ phải là chứng khoán đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư này và được thành viên bù trừ chấp nhận.
- Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chưa hoàn tất thanh toán và phải bổ sung tài sản ký quỹ bù trừ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ bù trừ thấp hơn giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ bù trừ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bù trừ tối thiểu bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ bù trừ ngay trong phiên giao dịch. Mức ký quỹ bù trừ bổ sung và thời hạn bổ sung ký quỹ bù trừ thực hiện theo hướng dẫn của thành viên bù trừ.
- Khi nhà đầu tư thực hiện ký quỹ bù trừ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ bù trừ, thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bù trừ toàn bộ bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư ký quỹ bù trừ một phần bằng chứng khoán được thành viên bù trừ chấp nhận nhưng đảm bảo không vượt quá 40% giá trị tài sản ký quỹ bù trừ. Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ bù trừ nếu giá trị tài sản ký quỹ bù trừ vượt quá giá trị ký quỹ bù trừ yêu cầu do thành viên bù trừ xác định.
- Tiền và chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư, không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Thông tư này.
Như vậy, trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần phải có đầy đủ tài sản ký quỹ bù trừ theo yêu cầu của thành viên bù trừ, theo quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch chứng khoán dự kiến thực hiện.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ký quỹ bù trừ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?