Nhà nước đã công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới tính chưa? Người đồng giới có được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật không?
Nhà nước đã công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới chưa?
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định, nhà nước vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.
Như vậy, hiện nay pháp luật không cấm người đồng giới tính chung sống với nhau, nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa họ với nhau. Nếu những người cùng giới tính tổ chức đám cưới và sống chung với nhau thì pháp luật không cấm, nhưng giữa họ không hình thành quan hệ vợ chồng.
Nhà nước đã công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới tính chưa? Người đồng giới có được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật không? (hình từ internet)
Người đồng giới có được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các đối tượng không được nhận con nuôi như sau:
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Theo quy định của pháp luật thì những người sau đây sẽ không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;
- Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;
- Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, người đồng tính không nằm trong những trường hợp cấm theo quy định của pháp luật. Vì thế người đồng tính vẫn có thể được nhận con nuôi nếu đáp ứng đủ các điều kiện về việc nhận nuôi con nuôi.
Việc nhận nuôi con có xác lập quan hệ cha mẹ cho cặp đôi đồng giới không?
Căn cứ khoản 3 điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi, trong đó có đề cập như sau:
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Theo đó, một trong những điều kiện để được quyền nhận con nuôi phải là cá nhân đang độc thân, hoặc cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp (đã kết hôn theo quy định pháp luật).
Pháp luật cũng không có quy định cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Vì vậy, quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới tính vẫn chưa phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều đó có nghĩa là cặp đôi đồng giới không thể nhận con nuôi theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, người đồng giới có thể nhận nuôi con nuôi với tư cách là cá nhân độc thân.
Trường hợp họ muốn nhận con nuôi thì chỉ một người được nhận con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi và người kia không trở thành cha nuôi hay mẹ nuôi của trẻ em được nhận làm con nuôi.
Người đồng giới nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện của người nhận con nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người nhận nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế , chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đồng giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?