Nhà thầu phụ là gì? Nhà thầu phụ có được phép thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ không?
Nhà thầu phụ là gì?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Nhà thầu phụ được giải thích tại khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:
Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
Trước đây, nhà thầu phụ được giải thích tại khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì:
Nhà thầu phụlà nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Theo đó, nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu phụ (Hình từ Internet)
Nhà thầu phụ có được phép thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ không?
Nhà thầu phụ có được phép thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ không, thì theo khoản 4 Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
3. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:
a) Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết.
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đúng bản chất thì nhà thầu phụ là nhà thầu trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu chính và sẽ làm việc, thực hiện các cam kết với nhà thầu chính.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP cũng có nêu rằng:
Quản lý nhà thầu
...
2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:
a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
c) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
...
Như vậy, xét về tư cách khi tham gia gói thầu thì mình được xác định là nhà thầu phụ, việc mình thuê lại bên thứ ba để làm phần công việc của mình rủi ro ở đây là sẽ vi phạm cam kết với nhà thầu chính, vì mình không phải là bên trực tiếp hợp đồng thầu này.
Trước đây, nhà thầu phụ có được phép thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ không thì tại khoản 2 Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định:
Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có bắt buộc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam không?
Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Trước đây, theo điểm h khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) có quy định như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
...
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
...
Theo đó, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà thầu phụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia mới nhất?
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?