Nhãn hàng hóa trên nguyên phụ liệu xuất khẩu được quy định như thế nào? Nhãn hàng hóa chỉ cần ghi tên hàng hóa là đủ phải không?
Nhãn hàng hóa dán trên nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định như thế nào tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những loại hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
h) Hàng hóa đã qua sử dụng;
i) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”;
Cùng với đó tại Điều 2 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan.”;
Như vậy, nhãn hàng hóa của nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì vẫn phải áp dụng Nghị định 43/2017/NĐ-CP trừ trường hợp tại điều ước quốc tế quy định khác thì áp dụng quy định tại nước công ty bạn xuất khẩu.
Nhãn hàng hóa chỉ cần ghi tên hàng hóa là đủ phải không? (Hình từ Internet)
Nhãn hàng hóa chỉ cần ghi tên hàng hóa là đủ phải không?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, tại Khoản 3 Điều này quy định như trên có thể thấy việc ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu và nội dung phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định trên.
Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa không đọc được thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các trường hợp ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
...
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, với trường hợp nhập khẩu hàng hóa mà nhãn hàng hóa có nội dung không đọc được thì mà không thể khắc phục thì công ty có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc đưa số hàng vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm.
Hoàng Thanh Thanh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?