Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, hiện nay tôi đang là nhân viên làm việc ở nhà hàng và bếp thì định kỳ 3 tháng phải khám sức khỏe một lần đúng không ạ? Và tôi tự đi khám và chi trả phí khám sức khỏe hay công ty sẽ là người tự chi trả? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần?

Hiện không có quy định nhân viên làm việc ở nhà hàng và bếp thì định kỳ 3 tháng phải khám sức khỏe 1 lần

Trước đây theo quy định tại Quyết định 21/2007/QĐ-BYT thì định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm ít nhất 6 tháng một lần đối với các cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn; ít nhất mỗi năm một lần đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm gồm: cơ sở chế biến thực phẩm bao gói sẵn có nguy cơ cao, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ ăn uống.

Tuy nhiên hiện Quyết định này đã bị bãi bỏ bởi Thông tư 25/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/11/2018 và không có văn bản thay thế.

Hiện nay, việc khám sức khỏe cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó:

"Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với người làm việc tại nhà hàng, bếp ăn thì chỉ thực hiện khám sức khỏe ít nhất một lần trong 01 năm trừ trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 nêu trên.

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả theo quy định.

Khám sức khỏe

Khám sức khỏe (Hình từ Internet)

NSDLĐ không tổ chức khám sức khỏe thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
[...] 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. [...]"

Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, còn tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Ai có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của NLĐ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

"Điều 27. Quản lý sức khỏe người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền."

Như vậy NSDLĐ có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ

Nguyễn Nhật Vy

Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám sức khỏe định kỳ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ không có hạng mục khám chuyên khoa phụ sản đối với lao động nữ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào