Nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường là gì? Các biện pháp nghiệp vụ của Cảnh sát môi trường trong tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là gì?
Nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường là gì?
Theo như Điều 3 Pháp lệnh cảnh sát môi trường 2014 thì Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 4 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường như sau:
Tham mưu, chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
Cảnh sát môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
3. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
4. Tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cảnh sát môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường là gì? (Hình từ Internet)
Các biện pháp nghiệp vụ của Cảnh sát môi trường trong tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng các biện pháp công tác và các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
Cảnh sát môi trường được áp dụng các biện pháp công tác, biện pháp nghiệp vụ sau đây:
1. Biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang theo quy định của Luật Công an nhân dân; các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
3. Bố trí lực lượng giám sát hoạt động đối với những người có dấu hiệu phạm tội hoặc tuy chưa có dấu hiệu phạm tội nhưng có căn cứ rõ ràng người đó liên quan trực tiếp đến tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
Như vậy, Cảnh sát môi trường được áp dụng các biện pháp công tác, biện pháp nghiệp vụ sau đây:
+ Biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang;
+ Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Bố trí lực lượng giám sát hoạt động đối với những người có dấu hiệu phạm tội hoặc tuy chưa có dấu hiệu phạm tội nhưng có căn cứ rõ ràng người đó liên quan trực tiếp đến tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
Ai có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có tố giác, tin báo tội phạm, vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực trên liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoặc có vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó;
b) Giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng, xử lý theo đúng mục đích, yêu cầu kiểm tra; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát hoặc gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
Như vậy, trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường,..
Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính:
+ Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh;
+ Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
+ Trưởng Công an cấp huyện.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?