Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?

Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì? - Câu hỏi của chị M.N (Hậu Giang)

Mục đích, yêu cầu của kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là PBGDPL) trong Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 414/QĐ-BCA-V03 2024 đặt ra mục đích, yêu cầu đối với kế hoạch này như sau:

- Mục đích:

+ Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo các văn bản pháp luật liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong chỉ đạo, theo dõi, điều hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tinh thần tự học tập, tìm hiểu pháp luật, năng lực áp dụng pháp luật của cán bộ, chiến sĩ CAND, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; nhân rộng các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thiết thực.

- Yêu cầu:

+ Bám sát nội dung, yêu cầu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong điều kiện hiện nay, phù hợp với tinh thần các văn bản pháp luật liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, thủ trưởng Công an các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Phát huy vai trò chủ động tham mưu của tổ chức pháp chế các đơn vị thuộc cơ quan Bộ; các học viện, trường CAND; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương), trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Công an các cấp.

+ Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm đối tượng, địa bàn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. Quán triệt thực hiện tốt phương châm hành động của toàn lực lượng CAND năm 2024 là: “Xây dựng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân theo Quyết định 414/QĐ-BCA-V03 2024 có những nhiệm vụ trọng tâm gì?

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân theo Quyết định 414/QĐ-BCA-V03 2024 có những nhiệm vụ trọng tâm gì? (Hình từ Internet)

Các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân là gì?

Theo Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 414/QĐ-BCA-V03 2024 đặt ra 14 nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 08/CT-BCA 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng CAND;

- Rà soát, đề nghị Bộ Tư pháp công nhận, miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật trong CAND;

- Tổ chức truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng pháp luật;

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới được cấp có thẩm quyền ban hành liên quan đến công tác công an.

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của lực lượng CAND được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua tại các kỳ họp, phiên họp;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an ban hành;

+ Các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động của lực lượng CAND cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự;

Công an cấp xã, báo cáo viên pháp luật, cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các học viện, trường CAND, hội viên Chi hội Luật gia các cấp trong CAND.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, biên soạn, chỉnh lý giáo trình, tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật trong các học viện, trường CAND phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo;

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong CAND với hình thức và nội dung phù hợp, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, trách nhiệm trong hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, chiến sĩ CAND;

- Thực hiện các đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tổ chức biên soạn các tài liệu pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tờ gấp pháp luật, tình huống giải đáp pháp luật, câu chuyện pháp luật để phát hành tới Công an các đơn vị, địa phương, quần chúng nhân dân;

Rà soát, hệ thống hóa, cập nhật thông tin pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên cung cấp cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ lãnh đạo, báo cáo viên pháp luật, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các học viện, trường CAND, hội viên Chi hội Luật gia các cấp trong CAND, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và Công an cấp xã;

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng/Trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương hoặc của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;

Khai thác tiện ích của mạng xã hội, mạng viễn thông trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Xây dựng tờ gấp pháp luật, tình huống giải đáp pháp luật, câu chuyện pháp luật đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an hoặc trang thông tin điện tử của V03; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến; nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nghiên cứu, đẩy mạnh việc cập nhật dữ liệu đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự vào Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an và Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

- Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông CAND trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân. Xây dựng các chuyên mục và chương trình tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới;

- Tiếp tục thực hiện Quyết định 14/2019/QĐ-TTg 2019 về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;

- Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Thành lập các đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Công an các cấp kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các chương trình, đề án có liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và của Bộ Công an;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là số cán bộ lãnh đạo cốt cán, báo cáo viên pháp luật, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các học viện, trường CAND, hội viên Chi hội Luật gia các cấp trong CAND, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và Công an cấp xã.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân thuộc về các cơ quan nào?

Theo Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 414/QĐ-BCA-V03 2024, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân thuộc về các cơ quan sau:

- Công an các đơn vị, địa phương;

- Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương;

- Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (V03).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật

Nguyễn Thị Thu Yến

Phổ biến giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào