Nhóm người tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung có bắt buộc luôn luôn phải có người đại diện hay không?
Nhóm người tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung có bắt buộc phải có người đại diện hay không?
Người đại diện nhóm người sinh hoạt tôn giáo tập trung
Trước tiên, cần hiểu rõ khái niệm "người đại diện" khi thực hiện các hoạt động tôn giáo là gì. Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định cụ thể như sau:
"Điều 2. giải thích từ ngữ
...
16. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện."
Hiểu một cách đơn giản, người đại diện của nhóm người sinh hoạt tôn giáo tập trung là người đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm người mà mình làm đại diện.
Tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cụ thể như sau:
-Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Có giáo lý, giáo luật;
+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Căn cứ quy định trên, có thể chia ra làm hai trường hợp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, là (1) tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức của mình; và (2) người theo tôn giáo nhưng không thuộc trường hợp quy định trên. Ở cả hai trường hợp này, điều kiện để có thể sinh hoạt tôn giáo tập trung đều bao gồm điều kiện nhóm sịnh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Do đó, trường hợp nhóm bạn của bạn không bầu ra được người đại diện thì không thể đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung muốn thay đổi người đại diện thì cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung như sau:
- Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
+ Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;
+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;
+ Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của bạn muốn thay đổi người đại diện thì có thể căn cứ vào quy định trên để tiến hành.
Muốn thay đổi nơi đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cần thực hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 162/2017/NĐ-CP, việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung được thực hiện theo trình tự sau:
- Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.
- Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm mới.
Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
- Thẩm quyền chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ. Trường hợp nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.
Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.
Như vậy, để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nhóm sinh hoạt bắt buộc phải có người đại diện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về trường hợp muốn thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo và thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh hoạt tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?