Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu? Vật phẩm nào có thể truy xuất?
Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 thì nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ các quy định pháp luật và nhu cầu minh bạch trong chuỗi cung ứng.
- Tuân thủ các yêu cầu pháp luật
+ Truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo các yêu cầu pháp luật [1] cần áp dụng nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” đối với thông tin về người tiêu dùng và nhà cung cấp. Do đó, có thể truy xuất nguồn gốc ở tất cả các giai đoạn trồng trọt, đóng gói (đóng gói lại), sơ chế và phân phối từ thu hoạch đến bán lẻ.
+ Trong các trường hợp cụ thể, có thể có các yêu cầu dữ liệu khác nhau và cũng có sự nhấn mạnh khác về các yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, bên cạnh nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”, có thể có các yêu cầu bổ sung (xem Điều 9).
- Dữ liệu truy xuất nguồn gốc có thể được sử dụng nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
+ Cung cấp bằng chứng tuân thủ cho các cơ quan chức năng và đối tác thương mại;
+ Cung cấp dữ liệu cho người tiêu dùng;
+ Quản lý nhà cung ứng;
+ Hỗ trợ thu hồi sản phẩm.
Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu? Vật phẩm nào có thể truy xuất? (Hình từ Internet)
Vật phẩm nào trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất?
Vật phẩm nào trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất, thì theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 như sau:
Đối tượng truy xuất
5.1 Tổng quan về đối tượng truy xuất
Đối tượng truy xuất là đối tượng cần xác định trong đường đi của chuỗi cung ứng. Các đối tượng truy xuất bao gồm cả sản phẩm chưa bao gói và đã bao gói; thùng cac-tông, vật chứa tái sử dụng được dùng trong vận tải; phương tiện vận chuyển v.v...
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất). Vật phẩm có thể truy xuất có thể là:
- sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng);
- đơn vị logistic (ví dụ: pa-let, công-ten-nơ vận chuyển);
- chuyến hàng hoặc sự di chuyển của một sản phẩm hoặc thương phẩm;
- tài sản (ví dụ: túi, sọt, thùng tái sử dụng).
Phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất nhằm đảm bảo các bên cùng truy xuất một đối tượng. Mỗi đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm có thể truy xuất cho từng chuyến hàng.
Theo đó, Vật phẩm trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất có thể là:
- sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng);
- đơn vị logistic (ví dụ: pa-let, công-ten-nơ vận chuyển);
- chuyến hàng hoặc sự di chuyển của một sản phẩm hoặc thương phẩm;
- tài sản (ví dụ: túi, sọt, thùng tái sử dụng).
Ai có quyền đưa ra yêu cầu truy xuất trong chuỗi cung ứng rau quả tươi?
Ai có quyền đưa ra yêu cầu truy xuất trong chuỗi cung ứng rau quả tươi, thì theo quy định tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 như sau:
Đối tượng truy xuất
5.2 Định danh đối tượng truy xuất
...
5.2.1 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng rau quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong TCVN 12850.
b) Tất cả vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải được định danh theo 4.3 của TCVN 12850 và thông tin này được chia sẻ cho tất cả các đối tác chịu ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng.
c) Việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc ít nhất cần:
- ấn định một GTIN đơn nhất;
CHÚ THÍCH: Xem Hướng dẫn của GS1 về việc ấn định GTIN cho rau quả tươi [16].
- ấn định mã số lô/mẻ (hoặc số xê-ri).
d) Khi một sản phẩm được định hình lại và/hoặc bao gói lại, sản phẩm mới phải được ấn định một mã định danh sản phẩm đơn nhất mới (ví dụ: GTIN + số lô/mẻ khi phối trộn). Cần duy trì mối liên kết giữa sản phẩm mới và đầu vào ban đầu của nó.
…
5.2.2 Chuẩn bị cho việc thu hồi sản phẩm
Mọi đối tác thương mại có thể đưa ra yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi. Các yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi có hiệu lực đòi hỏi các vật phẩm nghi ngờ được định danh bằng mã định danh đơn nhất.
Để đảm bảo việc chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp xảy ra sự cố, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có sẵn một đội truy xuất nguồn gốc và diễn tập việc thu hồi để kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mọi đối tác thương mại có thể đưa ra yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi.
Các yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi có hiệu lực đòi hỏi các vật phẩm nghi ngờ được định danh bằng mã định danh đơn nhất.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy xuất nguồn gốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?