Như thế nào là khoản nợ quá hạn? Việc phân loại nợ dựa vào khoản nợ quá hạn được quy định như thế nào?
Khoản nợ quá hạn là gì?
Định nghĩa khoản nợ quá hạn được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Khoản nợ là số tiền ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần theo thỏa thuận (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có thời điểm cuối cùng của thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã giải ngân theo thỏa thuận (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có thời điểm cuối cùng của thời hạn và kỳ hạn trả nợ giống nhau) đối với nợ chưa hoàn trả của một khách hàng.
3. Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đối với khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sử dụng thẻ không trả được nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán của mình theo thỏa thuận phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
...
Như vậy, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Trong trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng thì khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sử dụng thẻ không trả được nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán của mình theo thỏa thuận phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Khoản nợ quá hạn là gì? (hình từ internet)
Việc phân loại nợ dựa vào khoản nợ quá hạn được quy định như thế nào?
Việc phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN như sau:
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
..
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a(ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
..
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
...
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
...
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
...
Như vậy, theo phương pháp định lượng, khoản nợ quá hạn có thể phân loại như sau:
(1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Đối với khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đối với khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a(ii) khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN.
(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Đối với khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN.
(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Đối với khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN.
(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Đối với khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Điều kiện để phân loại khoản nợ quá hạn vào nhóm nợ có rủi ro thấp là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thì khoản nợ quá hạn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc, lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo (nếu có) trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phân loại nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?