Phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô thành bao nhiêu nhóm? Nguyên tắc phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô là gì?
Phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô thành bao nhiêu nhóm?
Theo Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô thành bao nhiêu nhóm? Nguyên tắc phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc phân loại nợ
1. Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tài chính vi mô phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ 02 khoản nợ trở lên tại tổ chức tài chính vi mô mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Điều 5 Thông tư này vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tài chính vi mô phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.
2. Đối với khoản ủy thác cho vay mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tài chính vi mô ủy thác phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác. Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.
Như vậy, nguyên tắc phân loại nợ như sau:
- Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tài chính vi mô phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ 02 khoản nợ trở lên tại tổ chức tài chính vi mô mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Điều 5 Thông tư này vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tài chính vi mô phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.
- Đối với khoản ủy thác cho vay mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tài chính vi mô ủy thác phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.
+Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức nào?
Theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phân loại nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?