Những ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện?
- Những ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện?
- Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ nào?
- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là bao lâu?
Những ai có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 36 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực cùng cấp.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
Đối với vụ án mà lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra hoặc xét xử sơ thẩm, nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.
Như vậy, quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện là của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Hình từ Internet)
Bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Căn cứ và thời hạn kháng nghị
1. Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;
b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác;
d) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
2. Thời hạn kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;
- Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
- Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác;
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Như vậy, thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là là 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kháng nghị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?