Những ai được hưởng chế độ bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của Bộ Quốc phòng?

Cho anh hỏi, ai được hưởng chế độ bồi dưỡng đối với những người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của Bộ Quốc phòng? Mức bồi dưỡng chế độ là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Minh Quân đến từ Vĩnh Phúc

Những ai được hưởng chế độ bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của Bộ Quốc phòng?

Căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-BQP quy định như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng trong Quân đội làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm sau:
1. Trụ sở tiếp công dân của Bộ Quốc phòng.
2. Trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của các Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh 86, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn, Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Tập đoàn, Tổng công ty và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.
3. Trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của các cơ quan Tư pháp trong Quân đội.
4. Địa điểm tiếp công dân tại các đơn vị cấp Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân, được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc mời phối hợp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo đảm y tế tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.
4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Như vậy, các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng đối với những người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của Bộ Quốc phòng (từ đây gọi là chế độ) là:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân, được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc mời phối hợp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo đảm y tế tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại Điều 1 Thông tư này.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

+ Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Ai được hưởng chế độ bồi dưỡng đối với những người làm nhiệm vụ tiếp công dân

Ai được hưởng chế độ bồi dưỡng đối với những người làm nhiệm vụ tiếp công dân?

Chế độ bồi dưỡng đối với những người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân của Bộ Quốc phòng có dùng để đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BQP quy định như sau:

Nguyên tắc chi trả
1. Chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được tính theo ngày làm việc.
2. Chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này được tính theo ngày làm việc thực tế; thời gian làm nhiệm vụ trong ngày từ 4 giờ trở lên được hưởng 100% mức bồi dưỡng, dưới 4 giờ thì được hưởng 50% mức bồi dưỡng.
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và 4 Điều 2 Thông tư này thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm chi trả tiền bồi dưỡng.
4. Các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư này do cơ quan mời, triệu tập chi trả tiền bồi dưỡng.
5. Tiền bồi dưỡng được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Như vậy, tiền bồi dưỡng chế độ nêu trên không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế anh nha.

Mức bồi dưỡng chế độ là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BQP về mức bồi dưỡng chế độ như sau:

Mức bồi dưỡng
1. Mức 100.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này trong thời gian làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Mức 80.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này trong thời gian làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân mà đang hưởng chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định số 72/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội; Quyết định số 42/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định số 72/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội; Thông tư số 137/2008/TT-BQP ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra Đảng trong Quân đội; Thông tư số 54/2009/TT-BQP ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm toán viên và cán bộ pháp chế chuyên trách trong Quân đội.
3. Mức 50.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 2 Thông tư này trong thời gian làm nhiệm vụ.

Như vậy, có 3 mức bồi dưỡng là:

+ Mức 100.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này trong thời gian làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân.

+ Mức 80.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này trong thời gian làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân mà đang hưởng các chệ độ phụ cấp tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BQP.

+ Mức 50.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-BQP trong thời gian làm nhiệm vụ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt

Tiếp công dân
Bộ Quốc phòng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân Bộ Quốc phòng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc BQP mới nhất?
Pháp luật
Đã có Thông tư 69/2024 về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Pháp luật
Tuổi phục vụ tại ngũ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng là bao lâu?
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào