Những dịch vụ công ích nào thuộc Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại?
Những dịch vụ công ích nào thuộc Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại?
Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại được giải thích tại Điều 3 Nghị định 94/2017/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (hoạt động thương mại độc quyền nhà nước) là các hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện.
Cụ thể, theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP thì những dịch vụ công ích sau sẽ thực hiện độc quyền nhà nước:
(1) Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải:
Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
- Vận hành hệ thống đèn biển;
- Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng.
(2) Dịch vụ công ích thông tin duyên hải:
- Quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải.
(3) Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí:
Cung ứng.
Lưu ý: Việc thực hiện độc quyền nhà nước với các dịch vụ công ích này được áp dụng trên phạm vi cả nước.
Những dịch vụ công ích nào thuộc Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại? (hình từ internet)
Việc sửa đổi Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại được thực hiện theo cơ chế nào?
Cơ chế sửa đổi Danh mục dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 6 Nghị định 94/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cơ chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục
1. Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trên cơ sở xem xét yêu cầu quản lý nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất hoặc theo đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước thuộc Danh mục.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xem xét các đề nghị của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, các điều kiện đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất, và phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xem xét, đánh giá các đề xuất, báo cáo Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung và việc sửa đổi, bổ sung Danh mục được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ.
Dịch vụ công ích là gì?
Dịch vụ công ích được giải thích tại Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; xây dựng; lao động thương binh và xã hội; tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công và sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây gọi là sản phẩm, dịch vụ công), gồm: Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
4. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).
...
Theo đó, dịch vụ công ích được hiểu là dịch vụ mà:
- Việc cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù;
- Được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước;
+ Hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà cung ứng dịch vụ công ích để cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ công ích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?