Những đối tượng nào không được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo quy định?
- Những đối tượng nào không được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo quy định?
- Thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính được thực hiện thế nào?
- Thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được cấp lại trong trường hợp nào?
Những đối tượng nào không được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
...
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định thì những đối tượng sau đây không được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính, cụ thể:
(1) Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(2) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý;
Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
(3) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Những đối tượng nào không được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo quy định? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính được thực hiện thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định thì thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính được thực hiện như sau:
(1) Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BTC gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp do đơn vị thuộc Bộ Tài chính đề xuất, trình Bộ xem xét, quyết định.
(3) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ cho giám định viên tư pháp.
Trong trường hợp từ chối, giao Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản nêu rõ lý do gửi đơn vị đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp.
(4) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký công văn về danh sách giám định viên tư pháp gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp, đồng thời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính để thực hiện đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được cấp lại trong trường hợp nào?
Trường hợp cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2022/TT-BTC như sau:
Cấp lại thẻ giám định viên tư pháp
1. Thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được cấp lại trong trường hợp thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng (rách, bẩn, mờ) không thể sử dụng được hoặc có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Như vậy, theo quy định, thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được cấp lại trong trường hợp thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng (rách, bẩn, mờ) không thể sử dụng được hoặc có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định viên tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?