Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào?

Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào?

Hiện nay, hai đối tượng thuộc thẩm quyền xét xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đươc hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC cụ thể như sau:

Đối tượng 1

Bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân. Theo đó, các đối tượng trên được hướng dẫn như sau:

- Quân nhân tại ngũ bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại pháp luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, pháp luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, pháp luật nghĩa vụ quân sự;

- Công chức quốc phòng là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng;

- Công nhân và viên chức quốc phòng bao gồm những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015;

- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu được quy định tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019;

- Dân quân, tự vệ trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được quy định tại Luật Dân quân tự vệ 2019;

- Công dân được điều động, trưng tập vào phục vụ trong Quân đội hoặc thực hiện chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội.

Đối tượng 2

Bị cáo không thuộc đối tượng 1 nhưng liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

Theo đó, hành vi của người phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ được xác định như sau:

- Bí mật quân sự bao gồm bí mật của Quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng, bí mật Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và được quy định trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước, tổ chức đảng có thẩm quyền;

- Gây thiệt hại cho Quân đội bao gồm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội;

- Phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào?

Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào? (Hình từ Internet)

Thiệt hại về danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân đươc xác định như thế nào theo Thông tư 03/2023/TT-TANDTC?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC thì thiệt hại về danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân là thiệt hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, tên gọi, lịch sử, truyền thống, hoạt động của Quân đội hoặc làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin, sự tín nhiệm của Nhân dân đối với Quân đội

Ví dụ: hành vi sử dụng quân trang, giấy tờ, tài liệu, công cụ, phương tiện của Quân đội để thực hiện hành vi phạm tội; sản xuất quân trang, công cụ, phương tiện giả của Quân đội; làm giả con dấu, tài liệu của Quân đội; sử dụng con dấu, tài liệu giả của Quân đội; lợi dụng hình ảnh của đơn vị, quân nhân, phương tiện của Quân đội để thực hiện hành vi phạm tội; cắt ghép hình ảnh, âm thanh, đưa thông tin sai lệch về các hoạt động của đơn vị Quân đội gây dư luận xấu.

Hệ thống Tòa án quân sự hiện nay như thế nào?

Tại Điều 50 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án quân sự như sau:

- Tòa án quân sự trung ương.

- Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

- Tòa án quân sự khu vực.

Theo đó, tổ chức của từng Tòa án quân sự như sau:

Tòa án quân sự trung ương

Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;

- Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;

- Bộ máy giúp việc.

- Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tòa án quân sự quân khu

Tại Điều 55 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương như sau:

- Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán;

+ Bộ máy giúp việc.

- Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án quân sự

Phạm Phương Khánh

Tòa án quân sự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án quân sự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian phục vụ trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tòa án Quân sự Quân khu 1 do ai quyết định thành lập? Tòa án Quân sự Quân khu 1 tiến hành xét xử các vụ án gì?
Pháp luật
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Chánh án là bao lâu?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do ai bổ nhiệm? Phó Chánh án có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực do ai bổ nhiệm? Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước ai về nhiệm vụ được giao?
Pháp luật
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hướng dẫn mới xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất như thế nào theo quy định Thông tư 03/2023/TT-TANDTC?
Pháp luật
Những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2023/TT-TANDTC như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào