Những hành vi nào giáo viên THPT không được làm? Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn và theo học kỳ dành cho giáo viên THPT?

Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn và theo học kỳ dành cho giáo viên THPT?Những hành vi nào giáo viên THPT không được làm? Thời gian làm việc của giáo viên THPT trong năm là bao nhiêu tuần? Định mức tiết dạy đối với giáo viên THPT là bao nhiêu?

Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn và theo học kỳ dành cho giáo viên THPT?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định một trong những nhiệm vụ của giáo viên THPT tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.

Để quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, giáo viên THPT có thể tham khảo mẫu bảng điểm Excel dưới đây:

TẢI VỀ: Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn

TẢI VỀ: Mẫu bảng điểm Excel theo học kỳ

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Những hành vi nào giáo viên THPT không được làm? Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn và theo học kỳ dành cho giáo viên THPT?

Những hành vi nào giáo viên THPT không được làm? Mẫu bảng điểm Excel theo từng môn và theo học kỳ dành cho giáo viên THPT? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào giáo viên THPT không được làm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT giáo viên THPT không được làm những hành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

- Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

- Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.

- Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.

Như vậy, giáo viên THPT không được làm 06 hành vi nêu trên.

Thời gian làm việc của giáo viên THPT trong năm là bao nhiêu tuần?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Định mức tiết dạy đối với giáo viên THPT là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định thì định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết trong một tuần. Định mức tiết dạy của giáo viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là 15 tiết trong một tuần.

Bên cạnh đó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng 1 dạy 2 tiết một tuần, trường hạng 2 dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng 3 dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên THPT

Phạm Thị Thục Quyên

Giáo viên THPT
Mẫu bảng điểm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên THPT có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào