Những yêu cầu để lập thiết kế đô thị riêng? Nội dung nghiên cứu đồ án thiết kế đô thị riêng bao gồm những gì?
Những yêu cầu để lập thiết kế đô thị riêng? Nội dung nghiên cứu đồ án thiết kế đô thị riêng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-BXD (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BXD) quy định về các cơ sở, yêu cầu để lập Thiết đô thị riêng như sau:
Các cơ sở, yêu cầu để lập Thiết đô thị riêng
1. Thiết kế đô thị riêng cần xác định phạm vi lập Thiết kế đô thị, mục tiêu, nguyên tắc và các quy định về nội dung cần đạt được đối với Thiết kế đô thị và hồ sơ sản phẩm của đồ án Thiết kế đô thị.
2. Đánh giá hiện trạng và phân tích tổng hợp (lập bảng biểu hệ thống sơ đồ và các bản vẽ minh họa) về: số lượng, tương quan tỷ lệ (%) giữa các thể loại công trình, vật thể kiến trúc; khoảng lùi, chiều cao, màu sắc cho các công trình kiến trúc; cây xanh, địa hình cốt cao độ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3. Nội dung nghiên cứu thiết kế đồ án Thiết kế đô thị riêng
a) Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan.
b) Bảo tồn đô thị đối với các đô thị cổ, đô thị cũ...( nếu có)
c) Yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng.
d) Đánh giá tác động môi trường.
Theo đó, để lập thiết đô thị riêng thì phải dựa trên những cơ sở, yêu cầu được quy định trên đây. Đồng thời, phải bảo đảm nội dung nghiên cứu thiết kế đồ án thiết kế đô thị riêng có những thông tin sau:
- Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan.
- Bảo tồn đô thị đối với các đô thị cổ, đô thị cũ...( nếu có)
- Yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng.
- Đánh giá tác động môi trường.
Thiết kế đô thị (Hình từ Internet)
Nội dung của đồ án thiết kế đô thị cho một ô phố, lô phố bao gồm những gì?
Theo Điều 18 Thông tư 06/2013/TT-BXD thì nội dung của đồ án thiết kế đô thị cho một ô phố, lô phố gồm những thông tin sau:
(1) Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan
- Xác định mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi công trình trên ô phố.
+ Khống chế chiều cao công trình tối đa, tối thiểu đối với ô phố, lô phố.
+ Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi công trình không được phá vỡ cấu trúc truyền thống khu vực, đáp ứng tiện ích công trình và phù hợp với cảnh quan chung.
+ Quy định cụ thể giới hạn chiều cao tầng một (hoặc tầng trệt) trở xuống, kích thước và cốt cao độ của các ban công, lô gia, mái.
- Định hình về kiến trúc:
+ Công trình điểm nhấn, ngôn ngữ kiến trúc chủ đạo, bố cục và phân bổ các công trình theo chức năng, hình thức kiến trúc của từng thể loại công trình.
+ Hình thức kiến trúc, giải pháp tổ chức các không gian lõi bên trong ô phố, lô phố: các không gian công cộng, giao thông nội bộ, không gian đi bộ, giải trí, thể dục thể thao, cây xanh, mặt nước.
+ Giải pháp thiết kế phải kế thừa, đảm bảo hài hòa hình thức kiến trúc đặc trưng với kiến trúc mới, hiện đại.
+ Đề xuất thiết kế kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng, điêu khắc và trang trí gắn kết với ngôn ngữ hình khối chung của khu vực. Đối với các biển quảng cáo cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp.
+ Sử dụng màu sắc, vật liệu cho công trình kiến trúc phải phù hợp với truyền thống và tập quán khu vực, hài hòa với cảnh quan tự nhiên chung đô thị.
- Đối với hệ thống cây xanh và cảnh quan: giải pháp thiết kế cây xanh kết hợp với mặt nước, cảnh quan tự nhiên khu vực. Lựa chọn chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương, có kích cỡ, màu sắc phù hợp phương án thiết kế.
- Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ đối với các công trình di tích văn hóa lịch sử theo Luật di sản, các quy định quản lý xây dựng các công trình xung quanh.
(2) Nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật
- Về giao thông: xác định mặt cắt lòng đường, vỉa hè, biển báo giao thông. Thiết kế sơ bộ hình thức, màu sắc, vật liệu và chỉ định phương tiện giao thông cho các tuyến giao thông nội bộ;
- Hạ tầng kỹ thuật khác: đề xuất thiết kế sơ bộ các hệ thống trang thiết bị hạ tầng đồng bộ, các công trình tiện ích đường phố và chiếu sáng đô thị.
(3) Đối khu vực quảng trường chính, khu công cộng đặc thù trong đô thị và một số loại hình khác:
Có thể áp dụng theo đồ án Thiết kế đô thị cho một ô phố.
Lưu ý: Nội dung thiết kế đô thị riêng quy định trên đây được áp dụng chung cho ô phố, lô phố trong đô thị cũ hoặc khu vực cần cải tạo.
Đối với đồ án quy hoạch chung về thiết kế đô thị thì phải thể hiện như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 06/2013/TT-BXD quy định về yêu cầu thể hiện thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung cụ thể như sau:
Yêu cầu thể hiện Thiết kế đô thị trong đồ án Quy hoạch chung
1. Phần thuyết minh diễn đạt đầy đủ các nội dung yêu cầu nêu ở Điều 3, 4, 5 phù hợp với các bản vẽ.
2. Hồ sơ gồm bản vẽ và mô hình
a) Phần bản vẽ: thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở Điều 4 và Điều 5 theo tỷ lệ 1/2000 - 1/1000. Các bản vẽ phối cảnh tổng thể và các góc nhìn chính mô phỏng không gian kiến trúc phù hợp, để làm rõ được các nội dung nghiên cứu.
b) Phần mô hình: trường hợp gợi ý cụ thể về một số không gian chính, mô hình thực hiện với tỷ lệ 1/1000 - 1/500. Mô hình tổng thể thực hiện tỷ lệ 1/5000 - 1/2000. Vật liệu làm mô hình phù hợp ý tưởng thiết kế.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết kế đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?