Nợ quá hạn khoản vay ngân hàng thì phải chịu trách nhiệm gì? Nợ quá hạn mà bây giờ trả thì có bị phạt gì không?
Nợ quá hạn khoản vay ngân hàng thì phải chịu trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 13. Lãi suất cho vay
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất."
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 18. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
a) Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;
b) Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn.
3. Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau."
Như vậy, nếu không trả lãi đúng hạn thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Nếu khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn
Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay,tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ .
Nợ quá hạn khoản vay tín chấp có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Nợ quá hạn khoản vay tín chấp mà bây giờ trả thì có bị phạt gì không?
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
"Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm."
Như vậy, việc giải quyết hợp đồng vay của anh cần căn cứ vào hợp đồng mà các bên đã ký kết, ở đây anh vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì ngoài tiền gốc, anh còn phải trả lãi và có thể phải trả thêm khoản phạt vi phạm theo hợp đồng (nếu có thỏa thuận).
Để thực hiện nghĩa vụ của mình, anh liên hệ ngay với bên phía cho vay để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và vi phạm trên của mình.
Nợ quá hạn nhưng không thể thanh toán thì ngân hàng xử lý ra sao?
Quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định."
Cùng với đó tại Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
..."
Như vậy, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ thông báo xử lý tài sản bảo đảm của bạn.
Nếu đến thời gian xử lý tài sản mà bạn vẫn chưa thanh toán xong khoản nợ thì tài sản bảo đảm của bạn sẽ bị xử lý.
Hoàng Thanh Thanh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nợ quá hạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?