Nội dung các môn thi, hình thức thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp có phải do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp quyết định không?
Nội dung các môn thi, hình thức thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp do ai có quyền quyết định?
Kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp (Hình từ Internet)
Theo khoản 5 Điều 3 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Nguyên tắc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán
...
5. Thời gian, địa điểm thi, nội dung các môn thi, hình thức thi do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định.
6. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ủy quyền cho Học viện Tòa án tổ chức kỳ thi. Học viện Tòa án thành lập Hội đồng thi và các ban giúp việc để tổ chức thi theo sự ủy quyền.
7. Việc tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật cán bộ công chức, các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định tại Quy chế này.
Căn cứ trên quy định nội dung các môn thi, hình thức thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp có quyền quyết định.
Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán cao cấp được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
4. “Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp” là Hội đồng được thành lập theo khoản 1 và có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2, Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Dẫn chiếu theo khoản 1, khoản 2 Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán cao cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
...
Theo đó, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp được quy định như sau:
- Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
- Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
+ Công bố danh sách những người trúng tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp khi đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 15 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định về Hội đồng thi như sau:
Xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Dự thi và có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi từ 5/10 điểm trở lên theo thang điểm của từng môn thi.
2. Có kết quả thi tuyển trong số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn, nâng ngạch.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng theo khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn, nâng ngạch không đủ cho cả số những người đó thì người trúng tuyển là người có điểm bài thi viết cao hơn. Nếu điểm bài thi viết bằng nhau thì tổ chức phần thi phụ hoặc Chủ tịch Hội đồng thi xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn khác để quyết định người trúng tuyển.
Căn cứ trên quy định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Dự thi và có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi từ 5/10 điểm trở lên theo thang điểm của từng môn thi.
- Có kết quả thi tuyển trong số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng theo khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn không đủ cho cả số những người đó thì người trúng tuyển là người có điểm bài thi viết cao hơn.
Nếu điểm bài thi viết bằng nhau thì tổ chức phần thi phụ hoặc Chủ tịch Hội đồng thi xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn khác để quyết định người trúng tuyển.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi nâng ngạch Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?