Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì? Việc điều tra lập địa được tiến hành theo các phương pháp gì?
Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung của việc điều tra lập địa rừng gồm có:
- Điều tra lập địa cấp 1;
- Điều tra lập địa cấp 2;
- Điều tra lập địa cấp 3;
- Điều tra đất rừng;
- Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể:
Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì? (Hình từ Internet)
Việc điều tra lập địa được tiến hành theo các phương pháp gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì Phương pháp điều tra lập địa gồm có:
(1) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra lập địa, diện tích từ 100 đến 200 m2; mô tả các yếu tố lập địa, bao gồm: địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, lớp phủ bề mặt;
(2) Đào, mô tả phẫu diện đất và phân tích các chỉ tiêu lý, hóa của đất theo quy định tại Biểu số 23 và Biểu số 24 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể Biểu số 24 có các nội dung như sau:
Tải về biểu mẫu điều tra đất: Tải về
(3) Chồng ghép các bản đồ.
Việc điều tra lập địa có phải nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Theo đó thì chỉ có việc điều tra lập địa về điều tra đất rừng mới thuộc nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Dựa vào điều kiện lập địa có thể phân chia rừng thành các loại nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì dựa vào điều kiện lập địa có thể phân chia rừng thành các loại sau:
- Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.
- Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
- Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:
+ Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;
+ Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;
+ Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra lập địa rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?