Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
- Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
- Từ chối xử lý thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp nào?
- Đơn vị nào có thẩm quyền quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin?
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng
1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nón
a) Việc tiếp nhận thông tin phải được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước. Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
b) Đảm bảo điện thoại đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần (ngoài giờ hành chính sẽ trả lời theo mẫu tin nhắn, hội thoại tự động được thiết lập sẵn).
c) Công chức tiếp nhận thông tin được sử dụng đường dây nóng để liên lạc, tiếp nhận và xử lý thông tin theo quy định tại Quy chế này; nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân.
...
Theo đó, nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ? (Hình từ Internet)
Từ chối xử lý thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp nào?
05 trường hợp từ chối tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo theo quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
(1) Người cung cấp thông tin không cung cấp chính xác, rõ ràng họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (để liên hệ lại), số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình.
(2) Nội dung thông tin cung cấp không rõ ràng, không thể xác định được nội dung vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(3) Các nội dung, thông tin không liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong hoạt động kiểm toán.
(4) Thông tin phản ánh không kịp thời, không phù hợp với thời điểm khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
(5) Các nội dung, thông tin phản ánh đã được cá nhân, tổ chức thực hiện gửi đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân.
Đơn vị nào có thẩm quyền quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin?
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin được quy định tại Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin
1. Tổng Kiểm toán nhà nước giao Thanh tra Kiểm toán nhà nước là đơn vị giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của quy chế này. Việc giao cho công chức tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản của Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước.
2. Đơn vị xử lý thông tin: Đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán và các đơn vị khác có liên quan được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.
Theo đó, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, xử lý thông tin được quy định như sau:
- Tổng Kiểm toán nhà nước giao Thanh tra Kiểm toán nhà nước là đơn vị giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của quy chế này.
+ Việc giao cho công chức tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản của Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước.
- Đơn vị xử lý thông tin: Đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán và các đơn vị khác có liên quan được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin phản ánh từ tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?