Nội dung họp phụ huynh đầu năm tiểu học? Cuộc họp phụ huynh đầu năm tiểu học cần chọn ra bao nhiêu thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh?
Nội dung họp phụ huynh đầu năm tiểu học?
Tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định về họp phụ huynh đầu năm như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định
...
Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể về thời gian tổ chức họp phụ huynh.
Trong năm học, nhà trường sẽ tổ chức họp phụ huynh 3 lần là vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu.
Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là người có trách nhiệm tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học. Thời gian tổ chức họp sẽ thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
Nội dung họp phụ huynh đầu năm tiểu học sẽ bao gồm một số nội dung sau:
(1) Báo cáo tình hình lớp đầu năm:
- Báo cáo tổng số học sinh của lớp,
- Báo cáo số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo,
- Báo cáo tình hình học tập đầu năm của các em học sinh,
- Phương án rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và tham gia hoạt động của nhà trường đối với các em học sinh,
- Gợi ý các phương án giúp đỡ gia đinh, học sinh gặp khó khăn....
(2) Nêu mục tiêu và phương án khắc phụ khó khăn:
- Mục tiêu xếp loại học tập, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong năm học,
- Một số biện pháp khuyến khích học tập đối với học sinh,
- Trách nhiệm của phụ huynh trong việc theo dõi vấn đề học tập của học sinh tại nhà.
(3) Thông qua các khoản thu đầu năm: Thiết bị vật tư của trường, chi phí vệ sinh, bảo vệ, giấy thi và tài liệu ôn thi, chi phí học tăng tiết, quỹ đảng, bảo việt, học phí, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.
(4) Ý kiến của phụ huynh: lấy ý kiến của quý phụ huynh về kế hoạch, mục tiêu năm học và các khoản thu đầu năm
(5) Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh: Lựa chọn người có nhân phẩm và uy tín cao để làm hội trưởng hội phụ huynh.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Nội dung họp phụ huynh đầu năm tiểu học? (Hình từ Internet)
Cuộc họp phụ huynh đầu năm tiểu học cần chọn ra bao nhiêu thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh?
Tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
...
Như vậy, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tiểu học cần chọn ra từ 3 đến 5 thành viên để trở thành thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trong đó phải bảo đảm có một trưởng Ban và một phó trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cha mẹ học sinh có quyền không thực hiện các nội dung chưa thống nhất ý kiến trong cuộc họp phụ huynh không?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh
1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:
a) Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
2. Quyền của cha mẹ học sinh
a) Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
d) Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Theo quy đinh trên thì, cha mẹ học sinh chỉ được quyền thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Họp phụ huynh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?