Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi gồm những gì? Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhằm mục đích gì?

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi nhằm mục đích gì? Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào? Câu hỏi của anh M.P (Quảng Bình).

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi nhằm mục đích gì?

Mục đích khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 1 Phần IV Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

Mục đích
Đánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 10-12 tháng tuổi.

Như vậy, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi nhằm đánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi.

khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi (Hình từ Internet)

Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi gồm những gì?

Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 2 Phần IV Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

Nội dung khám
2.1. Khám sức khỏe trẻ 10-12 tháng
Trẻ 10 tháng tuổi đã đạt được một số thành tựu phát triển trong tinh thần và vận động và thể hiện tính độc lập ngày càng tăng và năng động. Trẻ sẽ bày tỏ ý kiến rõ ràng về mọi thứ, từ thức ăn trẻ ăn cho đến giờ đi ngủ. Những ý kiến này thường sẽ ở dạng phản đối, sẽ nói“không” theo cách riêng của bé, từ việc ngậm miệng và lắc đầu khi cha mẹ muốn cho bé ăn, đến việc la hét khi chỉ có một mình. Trẻ có thể biểu hiện sự phản đối của mình khi cha mẹ không ở bên cạnh trẻ, cho thấy sự gắn bó và khả năng sợ mất mát người thân của trẻ, có thể dẫn đến việc thức giấc giữa đêm. Cho đến độ tuổi này, trẻ thức dậy trong chu kỳ giấc ngủ bình thường của mình, nhưng thường ngủ lại. Việc nhận biết và phản ứng một cách thích hợp với các tín hiệu liên quan đến chăm sóc cơ bản, chẳng hạn như nuôi dưỡng và cho ăn, giờ đây đòi hỏi các kỹ năng phức tạp.
Vào lần thăm khám cho trẻ 9 tháng, điều quan trọng là cán bộ y tế phải đánh giá thái độ và khả năng của cha mẹ trong việc đối phó với sự độc lập về thể chất và tinh thần ngày càng tăng của trẻ để đưa ra các phương pháp quản lý hành vi của trẻ.
Trẻ đến 12 tháng tuổi biết đứng, chân đi hơi vòng kiềng, bụng nhô ra. “Tập đi” là một trong những cột mốc phát triển quan trọng nhất, diễn ra trong thời gian này, dẫn đến sự độc lập ngày càng tăng của trẻ. Trong năm đầu đời, trẻ đã dành phần lớn thời gian để tìm hiểu và hình thành sự tin tưởng vào người thân như cha mẹ, ông bà... cũng như môi trường sống của mình. Khi trẻ mới biết đi, trẻ ngày càng trở nên thành thạo trong việc quan sát và hành động đối với thế giới xung quanh một mình. Thế giới trong con mắt trẻ trở nên mở rộng, mang lại cả sự phấn khích và thách thức cho trẻ trong độ tuổi này. Quyền tự chủ và khả năng vận động độc lập của trẻ là những thành tựu phát triển mà cha mẹ và trẻ tập đi sẽ cảm thấy rất tự hào. Tuy nhiên, trẻ mới biết đi thì các mối nguy hiểm mới sẽ xuất hiện, ví dụ trong trường hợp như cốc nước nóng còn sót lại trên các bề mặt trong tầm với hoặc cầu thang không có thanh chắn. Cha mẹ của trẻ mới biết đi và những người chăm sóc khác phải theo dõi trẻ liên tục để giữ trẻ an toàn. Khi khả năng tự chủ, độc lập và nhận thức của trẻ mới biết đi tăng lên, trẻ bắt đầu phát huy khả năng tư duy của mình để đáp lại những mong muốn của cha mẹ, mà những mong muốn đó chịu ảnh hưởng bởi sự giáo dục và kinh nghiệm thời thơ ấu của chính họ.
Bản thân người lớn cũng cần rèn luyện đưa ra những phản ứng thích hợp trước những hành động của trẻ khi mới biết đi giúp gắn kết yêu thương và phát triển tư duy để hoàn thiện kỹ năng. Ví dụ như tiếng cười cổ vũ của cha mẹ khi chơi ú òa cùng với trẻ, các con lớn lên sẽ khỏe mạnh và vui tươi. Nhưng nếu bố mẹ tỏ ra phớt lờ hoặc thể hiện sự không hài lòng với con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến con có khả năng hình thành các hành vi gây rối sau này.
Tính nhất quán và sự kiên quyết của cha mẹ, người thân chăm sóc trẻ là yếu tố then chốt để ứng xử với một đứa trẻ 12 tháng tuổi, và thiết lập thói quen cho trẻ một cách thường xuyên là việc vô cùng quan trọng.
Mặc dù mức độ hoạt động của trẻ mới biết đi tăng lên đáng kể trong giai đoạn này, tỷ lệ cân nặng của trẻ tăng giảm cũng gây ra sự căng thẳng cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. Một đứa trẻ mới biết đi thường xuyên ăn một lượng lớn trong một bữa ăn và rất ít vào bữa tiếp theo.Cha mẹ chú ý trẻ ăn theo nhu cầu, không nên cho ăn quá nhiều để giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì hay xảy ra ở giai đoạn này.
2.1.1 Các điểm cần chú ý:
- Theo dõi, giám sát quá trình tăng trưởng và tiêm phòng.
- Khuyến cáo về chăm sóc và tư vấn cách cho trẻ ăn, tham gia các hoạt động và đảm bảo an toàn.
- Thực hiện thăm khám hoàn chỉnh. Tìm dấu hiệu của bệnh cấp hoặc mạn tính.
2.1.2 Câu hỏi chung
- Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có bất kỳ mối quan tâm, câu hỏi hoặc vấn đề nào về con mình không?
- Cha mẹ cần quan sát để nhận thấy những thay đổi về tinh thần, vận độn của trẻ?
- Tình hình chăm sóc (việc cho ăn và ngủ diễn ra như thế nào, tình trạng nôn trớ, tính chất phân và nước tiểu về số lượng, màu sắc), các biện pháp an toàn cho trẻ.
- Hoàn cảnh sống, mối quan hệ trong gia đình trẻ (mối quan hệ của cha mẹ, người thân trong gia đình như thế nào ?)
Khai thác tiền sử
- Trẻ có phải chăm sóc đặc biệt hoặc cấp cứu nào kể từ lần khám trước ?
- Anh chị em ruột hoặc bất kỳ ai trong gia đình, đã/mới mắc một bệnh hoặc đã qua đời không? Nếu câu trả lời là Có: Xác định xem ai trong gia đình đã hoặc đang mắc bệnh gì, đồng thời hỏi về tuổi khởi phát và chẩn đoán. Nếu người đó không còn sống, hãy hỏi tuổi vào lúc chết.
- Các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ
- Sức khỏe răng miệng của trẻ (mọc răng và chảy nước dãi, vệ sinh răng miệng tốt hay không.)
2.1.3 Quan sát tương tác giữa cha mẹ và trẻ
Trong lần thăm khám này, cán bộ y tế quan sát tương tác giữa cha mẹ và trẻ đồng thời thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào.Quan sát tập trung vào:
- Cha mẹ tương tác với trẻ như thế nào (ví dụ: lo lắng, bình tĩnh, kiểm soát, hoặc không chú ý)?
- Trẻ có tìm kiếm lại bằng mắt với cha mẹ không?
- Khi cán bộ y tế đưa cho trẻ một cuốn sách, cha mẹ có nhìn theo ánh mắt của trẻ không?
- Bố mẹ trẻ phản ứng thế nào khi cán bộ y tế khen ngợi trẻ? Cha mẹ phản ứng như thế nào khi được khen?
- Nếu có trẻ khác trong phòng, các bé tương tác với nhau như thế nào?
- Bố mẹ trẻ có tỏ ra tích cực khi nói về đứa trẻ không?
2.1.4 Khám tổng quát: Tham khảo Phần I, mục 2.1.3 Các bước thăm khám toàn thân
2.1.5 Kết luận và tư vấn
- Chế độ ăn cho ăn/dinh dưỡng và bổ sung vitamin: tự ăn, giờ ăn và thói quen, chuyển sang thức ăn đặc (bảng giới thiệu món ăn), uống cốc.
+ Tăng dần các loại thức ăn; đảm bảo đa dạng của thực phẩm.
+ Cung cấp 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày.
+ Cân nhắc việc duy trì bổ sung vitamin D (400 IU uống mỗi ngày sau 12 tháng tuổi) nếu có nguy cơ bệnh còi xương
- Vệ sinh răng miệng và ngừa sâu răng
- Hoạt động thể chất, hành vi tĩnh tại và giấc ngủ
+ Hoạt động thể chất khác nhau trong ít nhất 180 phút/ngày
+ Trẻ cần 12-14 giờ đi ngủ
- Hỗ trợ sự phát triển trẻ nhỏ: Thiết lập thói quen như giờ đi ngủ, ngủ trưa và đánh răng; phương tiện truyền thông như ti vi và các kỹ thuật số khác
- Phòng chống thương tích:
+ Sử dụng ghế an toàn, cổng ở cầu thang; giữ đồ nội thất tránh xa các cửa sổ; cài đặt bảo vệ cửa sổ; ở trong tầm tay khi ở gần nước “giám sát cảm ứng” xô rỗng, bể, bồn tắm ngay sau khi sử dụng.
+ Sử dụng mũ/quần áo chống nắng, kem chống nắng, tránh tiếp xúc lâu khi mặt trời mạnh nhất, từ 11:00 sáng đến 3:00 chiều;
+ Giữ trẻ tránh xa khu vực cho thú cưng ăn; màn hình tương tác giữa trẻ em và vật nuôi.
- Lên lịch hẹn thăm khám sức khỏe cho trẻ tiếp theo.
2.2. Tiêm chủng
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (MVVAC) khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, nếu có dịch sởi, vắc xin phòng sởi MVVAC có thể tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Nếu không được tiêm vắc xin có thành phần kháng nguyên sởi trước 1 tuổi thì 12 tháng tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella (MMR mũi 1 dịch vụ).
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (chương trình tiêm chủng mở rộng) tiêm mũi 1, mũi 2 tiêm sau mũi 1 một đến hai tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev (dịch vụ): có thể tiêm từ 9 tháng tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 1-2 năm. Có thể tiêm cùng ngày tiêm với vắc xin phòng sởi hoặc sởi - quai bị - rubella hoặc tiêm cách vắc xin này tối thiểu 1 tháng.

Như vậy, nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi được hướng dẫn cụ thể trên.

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào?

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 3 Phần IV Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

phiếu khám sức khỏe 10

Tải về mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10 đến 12 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ

Mai Hoàng Trúc Linh

Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám sức khỏe định kỳ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào