Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có nội dung hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ không?
- Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có nội dung hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ không?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?
- Việc cung cấp số liệu giữa Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải gồm những nội dung gì?
Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có nội dung hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
1. Xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.
6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
10. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm các nội dung cụ thể nêu trên. Trong đó có nội dung hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
Giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.
Theo đó, những cơ quan được quy định cụ thể trên có trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Việc cung cấp số liệu giữa Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT quy định về nội dung cung cấp số liệu như sau:
Nội dung cung cấp số liệu
1. Số liệu về tai nạn giao thông
a) Tổng số vụ tai nạn giao thông, trong đó nêu rõ số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng, số vụ va chạm giao thông; số người chết, số người bị thương, thiệt hại về tài sản; nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông;
b) Kết quả điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
2. Số liệu về đăng ký phương tiện giao thông
a) Tổng số xe ôtô, xe môtô theo chủng loại phương tiện giao thông được đăng ký mới của thời gian báo cáo;
b) Tổng số xe ôtô, xe môtô theo chủng loại phương tiện giao thông được đăng ký tính đến thời điểm báo cáo.
3. Số liệu về kiểm định phương tiện giao thông
a) Tổng số xe ôtô theo chủng loại phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng đang được phép tham gia giao thông;
b) Tổng số xe ôtô theo chủng loại phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng đang được phép tham gia giao thông vào kiểm định, số phương tiện đạt tiêu chuẩn, số phương tiện không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ các lỗi không đạt tiêu chuẩn;
c) Tổng số phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng theo quy định, trong đó nêu rõ chủng loại phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng.
4. Số liệu về cấp, đổi, thu hồi, tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
a) Tổng số giấy phép lái xe theo hạng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cấp mới, đổi, thu hồi của thời gian báo cáo
b) Tổng số giấy phép lái xe theo hạng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cấp mới, đổi, thu hồi tính đến thời điểm báo cáo;
c) Số liệu về tước giấy phép lái xe, chứ
Theo đó, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu về tai nạn giao thông; số liệu về đăng ký phương tiện giao thông; Số liệu về kiểm định phương tiện giao thông và số liệu về cấp, đổi, thu hồi, tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được quy định cụ thể trên.
Có thể xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?