Nơi nào sẽ kêu đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu có hộ khẩu ở Vĩnh Long nhưng tạm trú ở TP. Hồ Chí Minh?
Nơi nào sẽ kêu đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu có hộ khẩu ở Vĩnh Long nhưng tạm trú ở TP. Hồ Chí Minh?
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Nơi cư trú của công dân được quy định tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Căn cứ trên quy định Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
Nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của công dân.
Chính vì vậy, bạn có thể được một trong hai Ban Chỉ huy quân sự gửi giấy báo nghĩa vụ quân sự khi đó bạn sẽ tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Nơi nào sẽ kêu đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu có hộ khẩu ở Vĩnh Long nhưng tạm trú ở TP. Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu bao gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.
2. Hồ sơ
a) Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
b) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
3. Trình tự thực hiện
a) Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;
b) Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;
c) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;
d) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Căn cứ trên hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu bao gồm:
- Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào?
Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
Như vậy, công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
- Chết;
- Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 hoặc Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?