Nước mắm có phải là sản phẩm kinh doanh có điều kiện không? Cơ sở sản xuất nước mắm cần đáp ứng điều kiện gì để đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm?

Mặt hàng nước mắm có nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? Cơ sở sản xuất nước mắm cần điều kiện gì để bảo đảm an toàn thực phẩm? Quy chuẩn kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất nước mắm nhỏ lẻ được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Kinh doanh nước mắm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

"Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
[...]"

Theo Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 không có quy định rõ "kinh doanh nước mắm" là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, tại số thứ tự 169 của Danh mục có quy định "Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tại mục X Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định gia vị gồm có tương, nước chấm.

Như vậy, kinh doanh nước mắm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nước mắm

Nước mắm 

Cơ sở sản xuất nước mắm cần đáp ứng điều kiện gì để đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm như sau:

"Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm."

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước nắm phải bảo đảm các điều kiện nêu trên để đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt phải duy trì điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thì mới có thể đạt được một trong những điều kiện để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Quy chuẩn kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất nước mắm được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2012/TT-BNNPTNT quy định cơ sở sản xuất nước mắm phải đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có ký hiệu: QCVN 02 - 16: 2012/BNNPTNT.

Tại mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-16:2012/BNNPTNT quy định:

"3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ NHỎ LẺ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM
3.1. Ðịa điểm
Khu vực sản xuất phải được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh, không bị ngập nước, đọng nước.
3.2. Bố trí, kết cấu khu vực sản xuất
3.2.1. Khu vực sản xuất phải được bố trí phù hợp với quy trình chế biến, bảo đảm vệ sinh, hạn chế sự lây nhiễm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và làm vệ sinh.
3.2.2. Kết cấu xây dựng trong khu vực sản xuất phải thoả mãn các yêu cầu:
a) Mái hoặc trần nhà phải chắc chắn, ngăn được nước mưa, bụi bẩn từ phía trên rơi xuống và có kết cấu dễ làm vệ sinh.
b) Nền khu vực sản xuất, sân phơi (nếu có) có kết cấu phù hợp, không đọng nước.
3.2.3. Khu vực chứa muối phải thoáng, sạch, có khả năng phòng tránh được sự xâm nhập của động vật gây hại.
3.2.4. Nơi chứa phế thải (nếu có) phải kín, cách biệt với khu vực sản xuất và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
3.2.5. Khu vực gia nhiệt (nếu có) phải có diện tích đủ rộng, không ảnh hưởng đến khu vực khác.
3.2.6. Cơ sở phải có nhà vệ sinh đủ nước, được trang bị thùng rác có nắp đậy kín, giấy chuyên dụng; nhà vệ sinh không được mở cửa trực tiếp vào khu sản xuất.
3.2.7. Cơ sở phải có vòi nước rửa tay, xà phòng và dụng cụ làm khô tay phù hợp được bố trí ở vị trí thích hợp cho công nhân rửa tay trước khi tham gia sản xuất và sau khi đi vệ sinh.
3.2.8. Khu vực chứa bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm phải sạch, khô ráo, thoáng mát.
3.3. Hệ thống cấp, thoát nước
3.4. Hệ thống chiếu sáng
3.5. Thiết bị, dụng cụ
3.6. Yêu cầu về nguyên liệu
3.6.1. Nguyên liệu để sản xuất và sản phẩm thủy sản dạng mắm phải có chất lượng phù hợp (bao gồm nguyên liệu nông sản - nếu có), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nguyên liệu thuỷ sản có thể được ướp muối trước khi đưa về cơ sở.
3.6.2. Chỉ được sử dụng muối dùng cho thực phẩm để sản xuất.
3.6.3. Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến.
3.6.4. Chất tẩy rửa, khử trùng và tiêu diệt động vật gây hại
3.7. Yêu cầu về vệ sinh
3.7.1. Vệ sinh cơ sở sản xuất
3.7.2. Vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất, chứa đựng:
3.7.3. Vệ sinh cá nhân
3.7.4. Cơ sở phải có biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại trong khu vực sản xuất.
3.8. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản sản phẩm
3.8.1. Khu vực chứa sản phẩm và bao gói phải được bố trí ở vị trí khô ráo thoáng, sạch và cách biệt với khu chế biến, có kết cấu đáp ứng quy định tại mục 2.2.2.
3.8.2. Vật liệu bao gói phải phù hợp, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không được gây độc và nhiễm bẩn cho sản phẩm.
3.8.3. Việc ghi nhãn sản phẩm phải theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ và các quy định hiện hành.
3.8.4. Sản phẩm phải được bảo quản tại khu vực riêng tách biệt khu sản xuất, thoáng mát, hợp vệ sinh.
3.9. Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
3.9.1. Cơ sở phải phân công người theo dõi về quản lý chất lượng.
3.9.2. Cơ sở phải thiết lập và thực hiện ghi chép hồ sơ giám sát sản xuất, tối thiểu phải có các nội dung sau:
3.9.3. Cơ sở phải có quy định về chế độ, tần suất làm vệ sinh và giám sát sản xuất.
3.9.4. Khu vực sản xuất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất luôn được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh.
3.9.5. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ giám sát sản xuất và làm vệ sinh. Thời gian lưu trữ hồ sơ bảo đảm ít nhất 01 năm sau khi hết hạn sử dụng của sản phẩm."
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước mắm

Mai Hoàng Trúc Linh

Nước mắm
An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nước mắm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước mắm An toàn thực phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi sử dụng hóa chất không có thời hạn sử dụng trong chế biến thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm mục đích gì? Những vi chất nào bắt buộc tăng cường vào trong thực phẩm?
Pháp luật
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là gì? Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin vào thực phẩm với hàm lượng như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào