Nuôi tôm sú lồng bè nhưng mất giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ lực thì có sao không? Muốn xin cấp lại thì chuẩn bị hồ sơ gì?
Loài thủy sản chủ lực
Điều 2 Quyết định 50/2018/TTg-CP quy định tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:
- Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
- Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.
Thêm vào đó Điều 3 Quyết định 50/2018/TTg-CP cũng quy định danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
- Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
- Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
- Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).
Tôm sú là thủy sản nuôi chủ lực cùng với cá tra và tôm thẻ chân trắng theo Quyết định 50/2018/TTg-CP nên việc nuôi tôm sú bằng lồng bè phải có giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ lực.
Nuôi tôm sú bị mất giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực có sao không?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hồi khi cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Luật thủy sản.
Điều kiện của cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản (nuôi cá tra bằng lồng bè) phải tuân thủ quy định về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi, cụ thể như sau:
- Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
(3) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
(4) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
(5) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Nuôi tôm sú mà mất giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ lực là không còn đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, trang trại nên làm thủ tục xin cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ lực. Nếu không thì ngoài việc bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản thì còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu vẫn tiếp tục hoạt động, cụ thể Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ nhân đôi là từ 20-30 triệu đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP). Do đó, để tránh bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản và bị xử phạt thì trang trại nên làm hồ sơ xin cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, vật nuôi chủ lực.
Nuôi tôm sú bằng lồng bè
Hồ sơ xin cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cụ thể hồ sơ xin cấp lại và thủ tục như sau:
Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Trình tự xin cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
Bước 1: Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?