Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì trang trại phải đáp ứng các điều kiện gì về nuôi trồng thủy sản?
Trang trại nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải đáp ứng điều kiện gì?
Trang trại nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện của cơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:
(1) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp nuôi bằng ao đầm thì yêu cầu kĩ thuật đối với ao đầm như sau:
+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
- Đối với trường hợp nuôi bằng lồng bè thì các yêu cầu về kĩ thuật như sau:
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
(3) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
(4) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Điều 3 Quyết định 50/2018/TTg-CP cũng quy định danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
- Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
- Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
- Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).
Từ đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng là thủy sản nuôi chủ lực nên việc muốn lập trang trại thì xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản và đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng nuôi thủy sản chủ lực. Ngoài ra nếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bằng lồng bè thì phải xin thêm giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Thẩm quyền cấp:
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
+ Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
- Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
Bước 1: Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ và trình tự thủ tục như sau:
- Thẩm quyền cấp:
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
+ Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
Bước 1: Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
Như vậy muốn nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì cần lưu ý đây là thủy sản nuôi chủ lực nên muốn nuôi bằng hệ thống lồng bè thì phải làm thêm thủ tục xin cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đâu
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?