Phạm vi bảo vệ kè trong giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Mức phạt về hành vi xây dựng kè theo quy định pháp luật ra sao?
Phạm vi bảo về kè trong giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định bảo vệ kè, đập giao thông
- Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
- Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
- Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.
Phạm vi bảo vệ kè trong giao thông đường thủy nội địa
Kết cấu hạ tầng đường thủy trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định: Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.
Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 31 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cụ thể như sau:
- Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải được bảo vệ, nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này. Các hành vi lấn chiếm, đập phá, nạo vét, tháo dỡ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trái quy định phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định.
- Trước khi đưa công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp bảo vệ công trình. Nội dung thông báo phải ghi rõ tên công trình, quy mô, công dụng của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Mức phạt về hành vi xây dựng kè theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 5 Nghị định 139/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện, công trình vượt qua luồng trên không, dưới đáy luồng và các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa (trừ việc thi công, xây dựng công trình khẩn cấp để đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống thiên tai)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa khi đưa công trình vào sử dụng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trước khi thi công công trình theo quy định;
b) Thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa khi xây dựng công trình;
b) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa;
c) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?