Phạm vi, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh được quy định như thế nào?
Quy định về phạm vi, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế của cấp xã, huyện, tỉnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế như sau
Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
...
Và tại điểm m khoản 1 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
...
m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có quyền quy định trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế.
Như vậy, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tương đương với thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi đểm b, điểm k khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Phạm vi, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Sau khi ra quyết định cưỡng chế thì người ra quyết định phải làm gì?
Việc thi hành quyết định cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
...
Cụ thể tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:
Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Ngay sau khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
3. Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Như vậy, sau khi ra quyết định cưỡng chế thì người ra quyết định phải gửi ngay cho những cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế được tiến hành thực hiện ra sao?
Ngoài ra, Nghị định 166/2013/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế như:
- Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản quy định tại Mục 2 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá quy định tại Mục 3 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản quy định tại Mục 4 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 5 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
Phạm Lan Anh
- Mục 4 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- Mục 3 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- Mục 2 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- Mục 1 Chương 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- khoản 3 Điều 5 Nghị định 166/2013/NĐ-CP
- khoản 2 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- điểm m khoản 1 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp cưỡng chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?