Phân cấp tài nguyên dầu khí được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Tài nguyên dầu khí được phân thành bao nhiêu nhóm?
Phân cấp tài nguyên dầu khí được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2020/TT-BCT, có quy định về cơ sở phân cấp như sau:
Cơ sở phân cấp
1. Phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí được thực hiện trên cơ sở kết hợp đánh giá mức độ tin cậy về các thông tin địa chất, địa vật lý, tính khả thi về kỹ thuật công nghệ và mức độ hiệu quả về kinh tế tại thời điểm lập Báo cáo.
2. Phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí theo quy định tại Điều 5 và Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì phân cấp tài nguyên dầu khí được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp đánh giá mức độ tin cậy về các thông tin địa chất, địa vật lý, tính khả thi về kỹ thuật công nghệ và mức độ hiệu quả về kinh tế tại thời điểm lập Báo cáo.
Tài nguyên dầu khí (Hình từ Internet)
Tài nguyên dầu khí được phân thành bao nhiêu nhóm?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BCT, có quy định về phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí như sau:
Phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí
Tài nguyên dầu khí được phân thành hai nhóm là tài nguyên dầu khí đã phát hiện (bằng giếng khoan) và tài nguyên dầu khí chưa phát hiện.
1. Tài nguyên dầu khí đã phát hiện: Tùy thuộc vào tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ và mức độ hiệu quả về kinh tế theo quan điếm đánh giá của Người điều hành tại thời điểm lập Báo cáo, tài nguyên dầu khí đã phát hiện được phân chia thành nhóm phát triển và nhóm chưa phát triển.
a) Nhóm phát triển: Tài nguyên, trữ lượng dầu khí của nhóm phát triển được phân thành cấp xác minh (P1), cấp có khả năng (P2), cấp có thể (P3).
(a1) Cấp xác minh (P1): Cấp P1 ứng với mức độ tin cậy cao nhất trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P1 phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thân chứa dầu khí được xác định ranh giới với mức độ tin cậy cao theo tài liệu địa chất, địa vật lý, khoan, thử vỉa, khai thác.
- Đặc tính thấm, chứa và độ bão hòa dầu khí của thân chứa dầu khí được khẳng định bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan và (hoặc) mẫu lõi.
- Kết quả thử vỉa, mẫu chất lưu cho phép xác định khả năng cho dòng dầu, khí thương mại theo quan điểm của Người điều hành từ ít nhất một giếng khoan.
(a2) Cấp có khả năng (P2): Cấp P2 ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P1 trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P2 được xác định có khả năng tồn tại trong các thể chứa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa được xác minh bằng kết quả thử vỉa và/hoặc mẫu chất lưu.
(a3) Cấp có thể (P3): Cấp P3 ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P2 trong phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Cấp P3 được xác định khi lượng dầu khí có thể tồn tại trong các thể chứa dựa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa đủ tin cậy để xếp vào cấp P2.
b) Nhóm chưa phát triển: Tài nguyên dầu khí của nhóm chưa phát triển (tiềm năng) được phân thành cấp xác minh (C1), cấp có khả năng (C2), cấp có thể (C3). Các chỉ tiêu kỹ thuật để phân cấp C1, C2, C3 tương tự P1, P2, P3.
2. Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện bao gồm tài nguyên dầu khí chưa phát hiện dự tính (R1) và tài nguyên dầu khí chưa phát hiện lý thuyết (R2).
a) Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện dự tính (R1) là lượng dầu khí ước tính được ở thời điểm nhất định cho các đối tượng triển vọng đã được lập bản đồ nhưng chưa xác định được sự tồn tại của dầu khí bằng kết quả khoan hoặc các vỉa chứa thuộc các tầng sản phẩm của các mỏ đang khai thác với các điều kiện địa chất được coi là thuận lợi cho tích tụ dầu khí nhưng chưa khoan tới;
b) Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện lý thuyết (R2) là lượng dầu khí ước tính được ở thời điểm nhất định đối với các tích tụ dầu khí dự kiến có thể tồn tại theo lý thuyết trong một tập hợp triển vọng với điều kiện thuận lợi về quy luật địa chất cho dầu khí tích tụ nhưng chưa được lập bản đồ.
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên dầu khí được phân thành hai nhóm là tài nguyên dầu khí đã phát hiện (bằng giếng khoan) và tài nguyên dầu khí chưa phát hiện.
Ranh giới phân cấp tài nguyên dầu khí được xác định đối với từng thân chứa dầu khí theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2020/TT-BCT, có quy định về ranh giới phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí như sau:
Ranh giới phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí
1. Ranh giới phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí được xác định đối với từng thân chứa dầu khí theo nguyên tắc ngoại suy phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc xác định ranh giới phân cấp và phân bố của các thân chứa dầu khí được xác định trên cơ sở các tài liệu và căn cứ cụ thể. Trường hợp áp dụng các phương pháp tương tự, Người điều hành phải có các số liệu có nguồn gốc và lý giải khả năng sử dụng các số liệu đó cho mỏ hoặc thân chứa cần tính toán để khẳng định sự đúng đắn của việc lựa chọn phương pháp và các thông số tính toán.
Như vậy, theo quy định trên thì ranh giới phân cấp tài nguyên dầu khí được xác định đối với từng thân chứa dầu khí theo nguyên tắc ngoại suy phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCT.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trữ lượng dầu khí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?