Phân chia công việc giữa các nhà thầu trong liên danh đấu thầu như thế nào? Các nhà thầu phải bảo đảm dự thầu khi tham gia liên danh đấu thầu ra sao?
Liên danh đấu thầu trong hoạt động đấu thầu là hình thức thầu như thế nào?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Theo thông tin mà anh cung cấp thì anh đang tham gia gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, gói này là gói liên danh tổ chức thực hiện, có hiểu rằng anh đang đề cập tới nội dung liên quan về liên danh đấu thầu.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về nhà thầu chính như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
...”
Theo đó, mỗi thành viên của nhà thầu liên danh đều được xác định là nhà thầu chính.
Liên danh đấu thầu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Phân chia công việc giữa các nhà thầu trong liên danh đấu thầu như thế nào? Các nhà thầu phải bảo đảm dự thầu khi tham gia liên danh đấu thầu ra sao? (Hình từ Internet)
Phân chia công việc giữa các nhà thầu trong liên danh đấu thầu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
"Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh."
Như vậy, đối với gói thầu tư vấn, anh tham gia đấu thầu với tư cách liên danh nhà thầu thì các thành viên có thể thỏa thuận phân chia rõ ràng tỷ lệ % công việc của các thành viên.
Pháp luật đấu thầu không quy định cụ thể về việc phân chia công việc giữa các thành viên trong liên danh; tuy nhiên, việc phân chia phải căn cứ theo khối lượng công việc và các hạng mục của gói thầu.
Các nhà thầu liên danh phải bảo đảm dự thầu khi tham gia liên danh đấu thầu ra sao?
Căn cứ Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đảm bảo dự thầu như sau:
"Điều 11. Bảo đảm dự thầu
...
6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
..."
Theo quy định trên thì việc bảo đảm dự thầu có thể thực hiện riêng lẻ giữa các nhà thầu hoặc có thể thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Tuy nhiên, phải đảm bảo tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà thầu liên danh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?