Phần đất gắn liền với công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc thì thực hiện chuyển giao như thế nào?
- Công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức nào?
- Phần đất gắn liền với công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc thì thực hiện chuyển giao như thế nào?
- Việc chi phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công trình điện gồm những nguồn kinh phí nào?
Công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
...
3. Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức Bên giao ghi giảm tài sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao; việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định này; không thực hiện hoàn trả vốn đối với các công trình điện chuyển giao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo phương thức:
- Bên giao ghi giảm tài sản.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao.
Việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định 02/2024/NĐ-CP; không thực hiện hoàn trả vốn đối với các công trình điện chuyển giao.
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Phần đất gắn liền với công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc thì thực hiện chuyển giao như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 02/2024/NĐ-CP có quy định về việc xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao như sau:
Xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao
...
2. Trường hợp công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hoặc có thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng thì thực hiện chuyển giao cả diện tích đất gắn với công trình điện. Bên giao có trách nhiệm thực hiện thủ tục tự nguyện trả lại đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện bàn giao theo quy định của pháp luật về đất đai (Bên giao không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với công trình điện và diện tích đất gắn với công trình điện chuyển giao sang đơn vị điện lực); Nhà nước thực hiện thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất cho Bên nhận theo quy định của pháp luật về đất đai; Bên nhận có trách nhiệm nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong thời gian hoàn thiện thủ tục về đất đai theo quy định, chính quyền địa phương nơi có công trình điện có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho Bên nhận thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành công trình điện được nhận bàn giao.
Như vậy, trường hợp công trình điện nằm ngoài khuôn viên trụ sở làm việc thì thực hiện việc chuyển giao được thực hiện như sau:
- Thực hiện chuyển giao cả diện tích đất gắn với công trình điện.
- Bên giao có trách nhiệm thực hiện thủ tục tự nguyện trả lại đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện bàn giao theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bên giao không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với công trình điện và diện tích đất gắn với công trình điện chuyển giao sang đơn vị điện lực.
- Nhà nước thực hiện thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất cho Bên nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bên nhận có trách nhiệm nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong thời gian hoàn thiện thủ tục về đất đai theo quy định, chính quyền địa phương nơi có công trình điện có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho Bên nhận thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành công trình điện được nhận bàn giao.
Việc chi phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công trình điện gồm những nguồn kinh phí nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 02/2024/NĐ-CP thì nguồn kinh phí chi phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản công trình điện bao gồm:
- Chi phí trực tiếp cho nhân sự tham gia đánh giá điều kiện chuyển giao, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện, bàn giao, tiếp nhận công trình điện do Bên có nhân sự tham gia chi trả theo quy định;
- Chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản và chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển giao do Bên nhận chi trả;
- Chi phí do Bên nhận chi trả được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí do Bên giao chi trả được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị (trong trường hợp Bên giao là cơ quan, tổ chức, đơn vị), được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trong trường hợp Bên giao là doanh nghiệp).
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?