Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là gì? Có được phép chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không?

Có được phép chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không? Phát triển rừng đặc dụng đối với những đối tượng nào phải thực hiện hoạt động bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng? Đây là câu hỏi của anh L.K đến từ Tp.HCM.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là gì?

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng được giải thích tại khoản 26 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

Theo đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

rừng đặc dụng

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là gì? (Hình từ Internet)

Có được phép chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không?

Có được phép chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng không, thì theo khoản 2 Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Như vậy, không được phép chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

Phát triển rừng đặc dụng đối với những đối tượng nào phải thực hiện hoạt động bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng?

Phát triển rừng đặc dụng đối với những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lâm nghiệp 2017 thì phải thực hiện hoạt động bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, cụ thể:

Phát triển rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.

Theo đó, phát triển rừng đặc dụng đối với những đối tượng phải thực hiện hoạt động bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng đặc dụng

Nguyễn Nhật Vy

Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rừng đặc dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng đặc dụng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng có bao gồm việc xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng trên bản đồ không?
Pháp luật
Vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng cho ban quản lý rừng đặc dụng khu dự trữ thiên nhiên có phải thu tiền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Pháp luật
Phải có dự án thành lập khu rừng đặc dụng như thế nào thì mới được thành lập khu rừng đặc dụng?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng tỷ lệ bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng phải có bản chính của những giấy tờ nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hoạt động giảng dạy có được thực hiện trong rừng đặc dụng hay không? Giảng dạy trong rừng đặc dụng có phải chịu sự giám sát của chủ rừng?
Pháp luật
Xác định vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm bên ngoài khu rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước giao rừng cho ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng có thu tiền không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào