Phần mềm thương mại, phát triển phần mềm, phần mềm nguồn mở, phần mềm nội bộ được pháp luật quy định thế nào?
- Phần mềm thương mại, phát triển phần mềm, phần mềm nguồn mở, phần mềm nội bộ được pháp luật quy định thế nào?
- Thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước ra sao?
- Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử và bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu
- Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng
Phần mềm thương mại, phát triển phần mềm, phần mềm nguồn mở, phần mềm nội bộ được pháp luật quy định thế nào?
Phần mềm thương mại
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về phần mềm thương mại như sau:
Phần mềm thương mại là phần mềm sẵn có; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.
Như vậy theo quy định trên đã nêu rõ về định nghĩa phần mềm thương mại.
Phần mềm nội bộ
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về phần mềm nội bộ như sau:
Phần mềm nội bộ là phần mềm được xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng theo các yêu cầu riêng của tổ chức hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức hoặc người sử dụng đó.
Phần mềm nguồn mở
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về phần mềm nguồn mở như sau:
Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp với mã nguồn kèm theo, người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn nhưng phải tuân thủ các quy định quốc tế về sử dụng phần mềm nguồn mở.
Phát triển phần mềm
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về phát triển phần mềm như sau:
Phát triển phần mềm (xây dựng phần mềm) là việc gia công, sản xuất phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, người sử dụng hoặc nhằm mục đích kinh doanh thương mại trên thị trường. Phát triển phần mềm được thực hiện trong môi trường sản xuất hay còn gọi là môi trường phát triển.
Phần mềm thương mại
Thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước như sau:
Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tiêu chí chi tiết xác định và công bố danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm; danh mục sản phẩm phần mềm nguồn mở dùng chung đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước; danh mục các doanh nghiệp có sản phẩm đáp ứng các tiêu chí ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm. Đối với sản phẩm phần mềm phục vụ chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp và thống nhất với Bộ quản lý chuyên ngành trước khi ban hành.
Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử và bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu
Căn cứ Điều 5 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử và bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu như sau:
- Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế và triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh hiện hành.
- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, cơ quan trung ương, địa phương quy định tại Luật công nghệ thông tin phải bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu theo quy định.
Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng
Căn cứ Điều 6 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, khoản 3 Điều 53 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định về quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng như sau:
- Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 2 Chương này.
- Trường hợp dự án có sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, chủ đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh (nếu có). Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.
- Trường hợp dự án trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, việc quản lý chi phí, quản lý chất lượng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin đó thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phần mềm thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?