Phát hành xổ số kiến thiết có phải là hoạt động thương mại độc quyền của nhà nước hay không theo quy định?
- Phát hành xổ số kiến thiết có phải là hoạt động thương mại độc quyền của nhà nước không?
- Cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động thương mại động quyền thông qua hình thức nào?
- Chủ thể trực tiếp thực hiện độc quyền nhà nước có các trách nhiệm như thế nào?
- Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào?
Phát hành xổ số kiến thiết có phải là hoạt động thương mại độc quyền của nhà nước không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 94/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là Danh mục).
2. Danh mục quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước và hoạt động thương mại độc quyền nhà nước tương ứng với hàng hóa, dịch vụ độc quyền đó.
Theo đó STT 5 Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP như sau:
Như vậy, việc phát hành xổ số kiến thiết là hoạt động thương mại độc quyền của nhà nước trên toàn lãnh thổ.
Phát hành xổ số kiến thiết có phải (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động thương mại động quyền thông qua hình thức nào?
Cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động thương mại động quyền thông qua hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 94/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại
1. Chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.
2. Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
3. Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động thương mại động quyền thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện.
Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
Chủ thể trực tiếp thực hiện độc quyền nhà nước có các trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 94/2017/NĐ-CP thì chủ thể trực tiếp thực hiện độc quyền nhà nước có các trách nhiệm như sau:
- Các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà nước hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật về giá và quy định của pháp luật có liên quan.
- Các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động dự trữ quốc gia phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dự trữ quốc gia.
- Việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước vào kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước.
Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp nào?
Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau:
- Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
- Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
- Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Độc quyền nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?