Phát thải khí nhà kính gián tiếp là gì? Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gián tiếp cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Phát thải khí nhà kính gián tiếp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 38/2023/TT-BCT như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Phát thải KNK là hoạt động giải phóng KNK vào trong khí quyển.
2. Nguồn phát thải KNK là nơi xảy ra các quá trình vật lý, hóa học gây phát thải ra KNK hoặc các hoạt động sử dụng điện hoặc nhiệt trong sản xuất có nguồn gốc liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.
3. Phát thải KNK trực tiếp là việc phát thải KNK sinh ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác khoáng sản trên bề mặt, trong lòng đất hoặc rò rỉ từ máy móc, trang thiết bị lưu trữ của con người.
4. Phát thải KNK gián tiếp là phát thải KNK do việc sử dụng các dạng năng lượng như điện, nhiệt hoặc hơi nước tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và các nhiên liệu khác có liên quan.
5. Số liệu hoạt động là số liệu định lượng của các loại nhiên liệu, vật chất sử dụng tại nguồn phát thải KNK.
...
Theo đó, phát thải khí nhà kính là hoạt động giải phóng khí nhà kính vào trong khí quyển.
Và phát thải khí nhà kính gián tiếp được hiểu là hoạt động giải phóng khí nhà kính vào trong khí quyển do việc sử dụng các dạng năng lượng như điện, nhiệt hoặc hơi nước tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và các nhiên liệu khác có liên quan.
Phát thải khí nhà kính gián tiếp là gì? Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gián tiếp cần tuân thủ những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gián tiếp cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2023/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc thực hiện kiểm kê KNK và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK
1. Kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính đầy đủ: Việc kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK phải thực hiện đối với tất cả các nguồn phát thải KNK, các nguồn hấp thụ KNK. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián đoạn;
b) Tính nhất quán: Việc kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê KNK, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải KNK;
c) Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao;
d) Tính chính xác: Tính toán kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;
đ) Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được.
2. Thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: Duy trì tính độc lập với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá trình đánh giá;
b) Tính công bằng: Đảm bảo sự trung thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.
Như vậy, việc thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gián tiếp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
(1) Tính độc lập: Duy trì tính độc lập với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá trình đánh giá;
(2) Tính công bằng: Đảm bảo sự trung thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 38/2023/TT-BCT thì Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, gồm các nội dung chính sau:
- Kết quả kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực của kỳ kiểm kê gần nhất;
- Đường phát thải cơ sở theo kịch bản phát triển thông thường cho các lĩnh vực và tiểu lĩnh vực theo hướng dẫn tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tiềm năng, mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Các biện pháp, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Tổ chức thực hiện;
Bên cạnh đó, Phương án giám sát thực hiện Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực gồm các nội dung sau:
- Thông tin về hệ thống giám sát;
- Các phương pháp tính toán mức giảm phát thải khí nhà kính cho các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Các biện pháp giám sát, đánh giá các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát thải khí nhà kính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?