Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân được chỉ định khi nào? Phẫu thuật này do ai thực hiện?
- Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân được chỉ định khi nào? Phẫu thuật này do ai thực hiện?
- Tiến hành phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân theo các bước như thế nào?
- Sau phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân cần theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân được chỉ định khi nào? Phẫu thuật này do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CHẤN THƯƠNG CÓ GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương bằng ghép xương tự thân không nối mạch nuôi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép điều trị
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật hàm mặt.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
...
Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân là kỹ thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương bằng ghép xương tự thân không nối mạch nuôi.
Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân được chỉ định khi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương.
Lưu ý, chống chỉ định phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân với người bệnh trong tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép điều trị.
Người thực hiện phẫu thuật là:
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật hàm mặt.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CHẤN THƯƠNG CÓ GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ
3. Các bước kỹ thuật
3.1. Sát khuẩn.
3.2. Vô cảm: Gây mê toàn thân.
3.3. Sửa soạn vùng nhận:
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế đường rạch vùng dưới hàm (đường rạch Risdon có hay không biến đổi).
- Tiêm thuốc co mạch tại chỗ.
- Rạch da vùng dưới hàm theo đường đã phác họa. Bóc tách da, cơ bám da cổ, cân cổ nông, buộc thắt động tĩnh mạch mặt, tiếp cận ổ gãy xương, chú ý bóc tách không làm rách niêm mạc miệng.
- Lấy bỏ phần xương gãy vụn.
- Dùng cưa xương hoặc các mũi mài sửa soạn các đầu xương hàm 2 phía chuẩn bị nhận xương ghép.
- Cầm máu.
- Che phủ vùng nhận bằng gạc tẩm nước muối sinh lý.
3.4. Phẫu thuật lấy xương ghép:
- Xác định vùng lấy xương ghép.
- Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch trên da vùng cho xương có kích thước và hình dạng phù hợp với khuyết hổng.
- Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ thiết kế.
- Bóc tách bộc lộ xương.
- Dùng cưa cắt lấy xương ghép sao cho kích thước phù hợp với khuyết hổng.
- Cầm máu.
- Khâu đóng vùng xương theo các lớp giải phẫu.
3.5. Ghép xương và tạo hình khuyết hổng:
- Cố định 2 hàm đúng khớp cắn dựa theo các răng còn lại.
- Sửa soạn xương đã lấy theo hình dáng xương hàm vùng khuyết hổng.
- Đặt xương vào vùng nhận
- Cố định xương bằng nẹp tái tạo và vít 10-14mm tương ứng nẹp.
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu kín
- Khâu phục hồi theo lớp giải phẫu
Tiến hành phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân theo các bước được quy định cụ thể trên.
Sau phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân cần theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CHẤN THƯƠNG CÓ GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Sai khớp cắn: Cần kiểm tra, cố định hai hàm vững trước khi đặt nẹp và vít
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Như vậy, sau phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân cần theo dõi bệnh nhân, có thể có các tai biến sau:
- Sai khớp cắn: Cần kiểm tra, cố định hai hàm vững trước khi đặt nẹp và vít
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyên ngành Răng hàm mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?