Phế liệu nhựa nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất? Khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?
Phế liệu nhựa khi nhập khẩu cần được phân loại và làm sạch dựa trên tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có quy định về phân loại, làm sạch phế liệu cụ thể như sau:
"2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:
2.1.1. Phế liệu nhựa nhập khẩu bao gồm một hoặc một số khối hàng phế liệu nhựa đã được phân loại riêng biệt theo từng mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.1.2. Từng khối hàng phế liệu nhựa nhập khẩu phải được sắp xếp tách riêng trong lô hàng hoặc công ten nơ nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tại địa điểm đăng ký kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Trong mỗi khối hàng phế liệu nhựa nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu nhựa có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu nhựa được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu. Tỷ lệ khối lượng phế liệu nhựa có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu nhựa nhập khẩu.
2.1.4. Phế liệu nhựa nhập khẩu phải được loại bỏ các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tại Mục 2.3 và Mục 2.4."
Theo đó, đối với phế liệu nhựa được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, trước khi đưa vào sử dụng thì cần trải qua quy trình làm sạch và phân loại cụ thể theo quy định nêu trên.
Phế liệu nhựa nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất?
Phế liệu nhựa nào được phép và không được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất? (Hình từ Internet)
Căn cứ tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT quy định về loại phế liệu nhựa được phép và không được phép nhập khẩu như sau:
"2.2. Quy định về loại phế liệu nhựa được phép nhập khẩu:
2.2.1. Nhựa được loại ra từ các quá trình sản xuất mà chưa qua sử dụng.
2.2.2. Bao bì bằng nhựa (PET) đựng nước khoáng, nước tinh khiết đã qua sử dụng. Bao bì bằng nhựa (PET) đựng nước uống có ga đã qua sử dụng và đã được loại bỏ hoàn toàn chất lỏng bên trong.
2.2.3. Nhựa đã qua sử dụng ở một trong các dạng: khối, cục, thanh, dây, dải, băng, màng, nẹp, khay, tấm, lá, pallet, két nhựa; bao jumbo đã được cắt tạo thành dải, tấm hoặc băng. Đối với phế liệu nhựa nhập khẩu dạng màng phải thực hiện lấy mẫu, phân tích theo các Mục 3.2.2, 3.2.4 và 3.2.5.
2.2.4. Các loại nhựa khác không thuộc các Mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 phải được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất (kích thước mỗi chiều của mẩu vụn không quá 10 cm, tỷ lệ các mẩu vụn có kích thước lớn hơn 10 cm không vượt quá 5% khối lượng của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu).
2.2.5. Các loại nhựa quy định tại các Mục 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2.4.
2.3. Quy định về loại phế liệu nhựa không được phép nhập khẩu:
2.3.1. Các loại nhựa đã qua sử dụng mà không được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất như quy định tại Mục 2.2.4 (trừ các loại nhựa quy định tại các Mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3).
2.3.2. Vỏ nhựa của các thiết bị, đồ dùng điện tử đã qua sử dụng, như: tivi, máy tính, thiết bị văn phòng... có thành phần chất chống cháy (hợp chất PBDE (PolyBrominated Diphenyl Ether), hợp chất PBB (PolyBrominated Biphenyl)), các hợp chất gốc phthalate, chì, cadimi, thủy ngân và crom (VI).
2.3.3. Nhựa đã bị cháy dở."
Tạp chất nào được và không được phép còn lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu để sản xuất?
Căn cứ tiểu mục 1.3.1 và 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có quy định và tạp chất và tạp chất nguy hại như sau:
"1.3.1. Tạp chất là các chất, vật liệu không phải là nhựa lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu, bao gồm các chất, vật liệu bám dính hoặc không bám dính vào phế liệu nhựa nhập khẩu.
1.3.2. Tạp chất nguy hại là chất thải đã được phân định là chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường."
Theo đó, căn cứ tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT, tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu bao gồm:
"2.4. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu:
2.4.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại, dầu, mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
2.4.2. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ quy định tại QCVN 05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4.3. Tạp chất nguy hại."
Đồng thời, tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT, các tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu bao gồm những loại sau:
"2.5. Tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu:
2.5.1. Tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát, dây buộc và vật liệu sử dụng để đóng kiện phế liệu nhựa nhập khẩu.
2.5.2. Tạp chất do in ấn, các loại mác, nhãn còn bám dính trên phế liệu nhựa hoặc đã bị rời ra trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ.
2.5.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là nhựa bám dính hoặc rời ra từ phế liệu nhựa nhập khẩu (trừ Mục 2.5.1 và Mục 2.5.2) đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2.4. Trong mỗi lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.5.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng."
Như vậy, đối với quá trình nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất, pháp luật hiện hành có quy định cụ thể những tiêu chuẩn đối với quá trình phân loại và làm sạch, những loại phế liệu nhựa được phép và không được phép nhập khẩu cũng như những tạp chất được/không được lẫn vào phế liệu nhựa.
Các cá nhân, tổ chức có liên quan cần áp dụng các quy định trên để thực hiện một cách thống nhất.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phế liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?