Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính dựa trên trang của bản chính hay trang của bản sao?

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính căn cứ theo trang của bản chính hay trang của bản sao? Trình tự thực hiện thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính căn cứ theo trang của bản chính hay trang của bản sao?

Tại Điều 1 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, yêu cầu lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng; yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; yêu cầu thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng, cá nhân được cấp thẻ công chứng.
b) Tổ chức thu phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định về phí chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
...
6. Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
7. Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
8. Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
...

Đối với phí chứng thực bản sao từ bản chính ở cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC cũng có nêu rõ "Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính"

Từ những quy định trên thì có thể thấy mức phí chứng thực bản sao từ bản chính hiện nay được tính dựa trên số trang của bản chính.

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính dựa trên trang của bản chính hay trang của bản sao?

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính dựa trên trang của bản chính hay trang của bản sao? (Hình từ Internet)

Việc thu phí chứng thực bản sao từ bản chính hiện nay do tổ chức, cơ quan nào thực hiện?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 226/2016/TT-BTC thì việc thu phí chứng thực bản sao từ bản chính hiện nay do các tổ chức, cơ quan sau thực hiện:

(1) Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

(2) Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

(3) Ủy ban nhân dân cấp xã.

(4) Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như sau:

(1) Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

(2) Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau:

- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phí chứng thực

Trần Thành Nhân

Phí chứng thực
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phí chứng thực có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào