Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể làm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân không? Đại biểu Quốc hội có được mời tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân không?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể làm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân không?
- Đại biểu Quốc hội có được mời tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân không?
- Việc biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân được thực hiện bằng các hình thức nào?
- Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo cho các cơ quan nào?
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể làm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân không?
Căn cứ vào Điều 115 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công chủ tọa phiên họp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp.
Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công chủ tọa phiên họp.
Phiên họp Ủy ban nhân dân (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có được mời tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân không?
Căn cứ vào Điều 116 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
Theo như quy định trên thì chỉ có Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân được thực hiện bằng các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 117 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
2. Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Như vậy, Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
- Biểu quyết công khai;
- Bỏ phiếu kín.
Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Ngoài ra, đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến. (Điều 118 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
- Việc biểu quyết bằng hình thức phiếu ghi ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 117 nêu trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất.
Các phiên họp Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.
Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo cho các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 120 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
- Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cấp dưới trực tiếp; Thủ tướng Chính phủ đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
- Điều 69 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- Điều 49 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?